Nhà ống hiện đang là một kiểu nhà ở khá dân dụng đối với những khu vực thành thị. Khi những vách tường được xây san sát nhau khiến cho ít có không gian để ánh sáng có thể vào được nhà. Điều này gây nên tình trạng nhiều ngôi nhà ống thiếu sáng, không khí bí bách làm thiếu đi sức sống cũng như làm tăng cảm giác tù túng khó chịu cho gia chủ. Chính vì lẽ đó nên một giải pháp kiến trúc đã ra đời để nhằm giúp mang ánh sáng vào nhà tốt hơn, duy trì được luồng khí tự nhiên di chuyển trong nhà tạo sự thoáng mát. Đó chính là phương pháp thiết kế giếng trời nhà ống.
Với cách này không những vừa giúp cải thiện được không gian sống thêm phần tươi mới thì cũng rất tốt cho phong thủy và sức khỏe của gia đình vì duy trì được luồng sinh khí đi vào nhà được tốt hơn. Vậy cách xây dựng giếng trời nhà ống như thế nào? Thiết kế ra sao? Cần lưu ý những gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết chia sẻ ngay bên dưới đây nha.
Giếng trời trong kiến trúc
Giếng trời chính là khoảng trống thông theo đường thẳng từ mái xuống nền đất của ngôi nhà, được sử dụng với các mục đích như tăng hiệu ứng thẩm mĩ, tăng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, điều hòa không khí, giúp không gian sống trở nên hài hòa và đầy sức sống hơn.
Nhà ống là một loại hình nhà ở dân dụng. Nó có chiều ngang (mặt tiền) tương đối nhỏ và chiều sâu (chiều dài) khá lớn (so với chiều ngang). Thông thường, nhà ống có diện tích không lớn. Nó hay được xây dựng tại những khu vực đông đúc có nền kinh tế phát triển nhanh và nhộn nhịp như ở các thành phố, thị trấn… Những ngôi nhà ống thường được xây dựng san sát, liền kế nhau. Vậy nên sẽ rất dễ bị các vấn đề về thiếu sáng, bí bách trong không gian sống,.. Giếng trời nhà ống được xem là giải pháp khoa học, mở rộng không gian, được nhiều nhà phố lựa chọn.
Vai trò của giếng trời đối với không gian nhà ống
Không chỉ khiến cho ánh sáng tiến vào ngôi nhà một cách tự nhiên nhất. Giếng trời cho nhà ống nhỏ còn đóng vai trò quan trọng trong việc lấy gió và làm cho bầu không khí bên trong ngôi nhà trở nên thông thoáng và dễ chịu hơn Do vấn đề cấu tạo (được thiết kế thông từ tầng thượng xuống dưới tầng 1 (tầng rệt) nên khu vực giếng trời là nơi đưa những luồng khí tự nhiên nhất, trong lành nhất vào bên trong của ngôi nhà. Điều này góp phần điều hòa bầu không khí bên trong ngôi nhà. Thiết kế giếng trời cho nhà ống nhỏ còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Hẳn ai trong chúng ta cũng mong muốn “cơ ngơi” của cuộc đời mình luôn ở trạng thái hoàn mỹ nhất.
Cấu tạo của giếng trời
Giếng trời được cấu tạo gồm có 3 phần là đáy giếng, thân giếng và phần đỉnh giếng
- Đáy giếng là phần cuối cùng, được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa, hòn non bộ. Không gian này có thể kết nối với phòng khách hoặc phòng ăn, tạo bố cục đẹp mắt
- Thân giếng là khoảng không nối đáy giếng đến đỉnh giếng, có tác dụng chiếu sáng cho các tầng bên trên
- Phần đỉnh giếng là phần nằm ở trên cùng, thường là mái, có vai trò chiếu sáng và thông gió, thường sử dụng mái kính và hệ khung mái
Những vị trí có thể thiết kế đặt giếng trời nhà ống
Đặt ở khu vực giữa nhà
Giếng trời nhà ống thường được đặt ở khu vực giữa nhà để khai thác tối đa hiệu quả. Đặt vị trí ở giữa nhà sẽ giúp giếng trời điều phối ánh sáng và gió thoáng đồng đều cho ngôi nhà, đồng thời gây ấn tượng về thị giác, thu hút tầm nhìn, làm không gian thêm lớn hơn, đẹp hơn. Nếu thiết kế giếng trời ở trong nhà thì bạn nên làm mái kính che, vừa đảm bảo thẩm mĩ, đảm bảo đón nắng, đón gió hợp lý.
Đặt ở khu vực sau nhà
Thiết kế giếng trời sau nhà sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới không gian chung của gia đình. Do đó mục đích lấy sáng, đón thoáng dễ dàng và không yêu cầu thiết kế quá cầu kỳ. Nếu như thiết kế giếng trời ở phía sau, nếu bạn xây ở hướng gió mạnh thì nên giảm diện tích kích thước giếng trời. Để đảm bảo điều tiết gió cho ngôi nhà. Nếu thiết kế giếng trời nhà phố ở phía sau thì có thể không cần làm mái che để tiết kiệm chi phí.
Đặt giếng trời ở cuối nhà
Khi thiết kế giếng trời nhà phố ở cuối nhà, bạn cần phải chú ý nhiều yếu tố, nếu không hiệu ứng sẽ không như ý. Có thể tạo điểm nhấn ở những bức tường trơn để không gian thêm phần ấn tượng. Sử dụng tiểu cảnh hợp lý để đảm bảo phân bố không gian. Vừa đón nắng và có thể cản nắng khoa học. Phía cuối nhà thường gần với không gian sinh hoạt, nơi qua lại, nên không treo đèn, hay chậu cây, vật trang trí to nặng. Bởi vì có thể gây nguy hiểm cho không gian sinh hoạt.
Nên thiết kế giếng trời như thế nào?
Phần đỉnh giếng trời
Thiết kế đỉnh giếng có thể trang trí bằng hệ khung mái, hoa sắt. Việc thiết kế mái kính sẽ đảm bảo cho việc đón nhận ánh sáng tự nhiên một cách tốt nhất. Mái che nên có khung sắt làm khung để đảm bảo an toàn. Kính làm mái che nên thiết kế họa tiết hoặc sử dụng mái nhựa để giúp cho việc trao đổi ánh sáng khoa học hơn.
Phần thân giếng
Ở diện tường xuyên tầng của giếng trời có thể xây, ốp trang trí, treo cây xanh. Kết hợp với chiếu sáng theo nhu cầu và sở thích của từng gia chủ. Trên những mảng tường có thể ốp đá làm điểm nhấn. Sử dụng những hình vẽ hoa văn trang trí sống động cho bức vách. Hoặc dùng những chậu cây tiểu cảnh xanh dạng dây leo để trang trí.
Phần đáy giếng
Ở khu vực đáy giếng, bạn có thể dễ dàng trang trí để tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà. Đây là khu vực được trang trí cầu kỳ nhất. Thường gia chủ sẽ thiết kế hòn non bộ, bể cá, tiểu cảnh, vườn cây leo,.. Giúp không gian của ngôi nhà trông xanh và trông thoáng hơn. Phần đáy giếng trời thiết kế tiểu cảnh xanh đẹp mắt