Theo thống kê số liệu mới nhất về tình hình nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021. Lượng thịt nhập khẩu cả nước đã tăng đáng kể so với năm 2020. Ước tính Việt Nam đã chi gần 2 tỷ trong 6 tháng năm nay để đáp ứng nhu cầu thịt trong nước. Tuy nhiên, dự đoán sắp tới nước ta có thể không cần nhập khẩu với số lượng nhiều như vậy nữa do ảnh hưởng từ dịch Covid 19 nên lượng tiêu thụ thịt có xu hướng giảm. Đồng thời, việc chăn nuôi trong nước cũng đang giai đoạn khôi phục để đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng. Cụ thể, cùng nhìn lại những con số về lượng nhập khẩu thịt và những dự đoán về tình hình giá mặt hàng này sắp tới dưới đây.
Tình hình nhập khẩu thịt 6 tháng đầu năm
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hết 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 70.000 tấn thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn. Ngoài ra, nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 650 triệu USD (tăng 14,5%). Nâng giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 727 triệu USD. Tăng 51,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 12,8 ngàn con lợn giống. Trên 2,2 triệu con gia cầm giống. Tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 1,82 tỷ USD. Tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng thịt nhập khẩu vào Việt Nam đạt tổng giá trị khoảng 560-570 triệu USD. Trung bình mỗi tháng là hơn 100 triệu USD. Nguồn cung thịt nhập khẩu tăng mang đến nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng, nhưng cũng tạo áp lực cho tiêu thụ nguồn thịt sản xuất trong nước.
Các loại thịt được Việt Nam nhập khẩu
Thịt nhập khẩu nhiều, phong phú về chủng loại, giá cạnh tranh, đóng gói tiện lợi, đầy đủ xuất xứ. Đã thúc đẩy xu hướng sử dụng thịt ngoại ở một bộ phận người tiêu dùng trong nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp giờ đã nhập nhiều thịt tươi. Chứ không chỉ là thịt đông lạnh như một số năm trước đây. Các thị trường nhập khẩu thịt chính của Việt Nam là Nga, Mỹ, Ấn Độ, Hà Lan và Ba Lan. Trong đó, Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt cho Việt Nam sau 5 tháng đầu năm nay. Với 45.750 tấn, trị giá 97,49 triệu USD. Tăng 493,2% về lượng và tăng 437,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi) cho biết. Thời gian qua do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi. Lượng thịt lợn nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam tăng mạnh. Đơn cử, năm 2020, Việt Nam nhập khẩu hơn 141 nghìn tấn thịt lợn tươi, ướp hoặc đông lạnh, trị giá 334,44 triệu USD. Tăng tới 382 % về lượng và tăng 502,9% về trị giá so với năm 2019.
Theo ông Trọng, từ đầu năm đến nay, Việt Nam tiếp tục duy trì lượng thịt lợn nhập ngoại lớn. Song trên thực tế thịt lợn ngoại chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng thịt cả nước nên không đáng lo ngại.
Dự đoán về ngành chăn nuôi và giá thịt sắp tới
Ông Trọng cho rằng, trong bối cảnh dịch COVID-19. Sức tiêu thụ thịt lợn đang giảm mạnh nên dự kiến lượng thịt nhập về năm nay sẽ không bằng năm ngoái. Tính đến tháng 6, công tác tái đàn của ngành chăn nuôi đã đạt được những kết quả khả quan. Đàn lợn tăng khoảng 11,6% với sản lượng thịt đạt hơn 2 triệu tấn (tăng 8,1%). Đàn gia súc, gia cầm được phục hồi với tổng sản lượng thịt các loại ước đạt 3,16 triệu tấn. Tăng 22,58% so với cùng kỳ năm 2020.
“Bây giờ lo nhất là người chăn nuôi. Trong khi giá các sản phẩm đang xuống thấp, chi phí sản xuất tăng cao. Cộng thêm tình hình dịch bệnh gây khó khăn trong việc vận chuyển. Các thương lái ép giá dẫn đến người chăn nuôi đứng trước nguy cơ thua lỗ”, ông Trọng nói.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết, giá lợn hơi giảm mạnh. Song người tiêu dùng vẫn phải chịu giá mua cao. Giá thịt lợn ở các chợ bình quân vẫn ở mức 120.000 – 130.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do có quá nhiều khâu trung gian trong quá trình phân phối thịt lợn ra thị trường. Dẫn đến chưa hài hòa lợi ích giữa 3 khâu sản xuất, cung ứng và tiêu dùng.