Cầu thang được ví như xương sống kết nối không gian của ngôi nhà. Đặc biệt đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp thì việc lựa chọn phương án thiết kế cầu thang cho căn nhà càng cần thiết để đảm bảo không gian sống trở nên khoa học và ngăn nắp. Đối với những ngôi nhà trên 3-5 tầng, cầu thang không chỉ đóng vai trò đi lại mà còn là lối đi để thông gió và lấy sáng. Ngoài không gian bên trong của ngôi nhà cầu thang còn liên quan sự an toàn và thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những mẫu cầu thang đẹp cho nhà nhỏ giúp bạn tiết kiệm diện tích mà vẫn đảm bảo mỹ quan và công năng của ngôi nhà.
Hãy sử dụng thiết kế cầu thang cho ngôi nhà nhỏ
Giúp tiết kiệm không gian: Đối với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn. Việc thiết kế nhà theo mô hình tầng lầu là cần thiết để có thể mở rộng không gian sống cho các thành viên trong gia đình. Do đó, sử dụng thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ là cách kết nối các không gian. Các tầng nhanh nhất và thuận tiện nhất. Nâng cao yếu tố thẩm mỹ cho ngôi nhà: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều những mẫu cầu thang khác nhau. Để bạn có thể tùy ý lựa chọn cho phù hợp với không gian nhà ở.
Những lưu ý khi thiết kế cầu thang cho ngôi nhà nhỏ
Để thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ không phải là điều dễ dàng. Bạn cần phải lựa chọn mẫu có kiểu dáng và kết cấu hợp lý. Để đảm bảo không gian gọn gàng và rộng thoáng hơn. Bên cạnh đó còn đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện ích cho ngôi nhà. Vậy nên, để sở hữu mẫu cầu thang cho không gian nhà nhỏ đẹp, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Vị trí và kiểu dáng thiết kế
- Vị trí đặt cầu thang: Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi ảnh hưởng đến sự sắp xếp khoa học của thiết kế nội thất trong ngôi nhà. Nếu đặt cầu thang không phù hợp. Ngôi nhà nhỏ của bạn sẽ trở nên chật hẹp và bí bách hơn.
- Độ an toàn: Đây là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Cầu thang cần có đủ độ sâu, độ nghiêng và giá đỡ bên cạnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thiết kế nội thất mà bạn yêu thích và không gian có sẵn của ngôi nhà. Mà bạn có thể lựa chọn thiết kế tốt nhất để đáp ứng tất cả các nhu cầu cơ bản.
- Số bậc thang không được liên tục quá 18 bậc cũng không được dưới ba bậc trên một thân thang. Khi vượt quá 18 bậc cần thiết kế chiếu nghỉ (tối thiểu 60cm).
- Nếu có trẻ em trong nhà hoặc những người lớn tuổi. Bạn cũng cần ưu tiên nhu cầu của chúng. Cầu thang không chỉ để trưng bày mà nó phải mang đến sự thuận tiện cho mọi thành viên trong gia đình bạn sử dụng nó.
- Kiểu dáng thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ: Dựa vào hình dáng, cầu thang có nhiều loại khác nhau, như xoắn ốc, xoắn tròn, thẳng, hình chữ L. Vì thế, gia chủ cần lựa chọn kiểu dáng thiết kế cầu thang phù hợp với diện tích nhà của mình.
- Đối với những ngôi nhà có không gian nhỏ. Lời khuyên dành cho bạn đó là nên lựa chọn những mẫu thang đơn giản, tiết kiệm diện tích để tận dụng tối đa trong không gian sinh hoạt.
Quy chuẩn và chất liệu xây dựng
- Việc tuân thủ các quy định và quy chuẩn trong xây dựng hoặc lắp đặt cầu thang cũng rất quan trọng. Có thể có các mã liên quan đến chiều cao, độ sâu và độ nghiêng của cầu thang. Điều này cũng rất quan trọng cho sự an toàn nói chung.
- Chất liệu sử dụng để thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ cũng là một trong những yếu tố không thể bỏ sót. Hãy chú ý lựa chọn vật liệu của cầu thang phù hợp với phong cách thiết kế của tổng thể ngôi nhà cũng như chi phí. Bạn có thể chọn gỗ, đồng thau, đá, thủy tinh, … Trong những ngôi nhà nhỏ hiện đại, kính, gỗ, sợi và thép chủ yếu được sử dụng để thiết kế cầu thang.
Thiết kế cầu thang cho hợp phong thủy
Trong phong thủy, cầu thang đóng vai trò như “luồng huyết mạch” vận chuyển. Điều hòa khí trong không gian nhà bạn. Theo vòng tuần hoàn “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” thì tổng số bậc cầu thang của mỗi tầng được tính từ bậc thứ nhất của tầng được tính đến mặt sàn tầng tiếp theo phải là bội của 4 cộng 1 (nghĩa là 4n + 1).
Trong đó n là số bậc cầu thang. Đảm bảo tổng số bậc cầu thang mỗi tầng đều rơi vào cung Sinh. Điều này không những đảm bảo sự thuận tiện trong sinh hoạt đi lại. Mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc, sức khỏe và sự nghiệp của các gia chủ. Thông thường cầu thang sẽ có 21 bậc. Đây là số bậc phổ biến nhất. Còn độ cao bậc thang vừa phải từ 160mm đến 180 mm. Một yếu tố quyết định quan trọng mà bạn cần xem xét khi lựa chọn thiết kế cầu thang là ngân sách. Để lên ý tưởng, chi phí để có được mẫu thang ưng ý. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia và kiến trúc sư để tìm hiểu thông tin.
Những mẫu thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ đẹp
Nếu bạn đang đau đầu suy nghĩ xem phải lựa chọn mẫu thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ như thế nào. Hãy tham khảo những mẫu thang đẹp, hiện đại nhất đang được nhiều gia chủ lựa chọn ngay dưới đây:
- Cầu thang thẳng: Kiểu cầu tháng này có thiết kế đơn giản, phù hợp với những kiểu nhà hẹp, thấp, có tầng lửng hoặc 1 tầng.
- Cầu thang chữ L (đổi chiều 90°): Được thiết kế phổ biến cho những kiểu nhà 2 tầng. Mẫu cầu thang này cũng có kiểu dáng đơn giản. Đồng thời mang tới cảm giác an toàn, chắc chắn.
- Cầu thang đổi chiều 180°: Đây là mẫu cầu thang “lai” giữa cầu thang thẳng và cầu thang chữ L. Tuy nhiên đến 1 độ cao nào đó, thang sẽ gập 1 góc 180 độ ngược hướng đi lên. Thang đổi chiều 180 độ tiết kiệm diện tích hơn so với cầu thang thẳng. Thích hợp đặt ở góc nhà hoặc ngăn cách giữa các khu vực.
- Cầu thang xoắn ốc: Cầu thang xoắn ốc có thiết kế độc đáo đường nét uốn lượn vô cùng tinh tế. Thiết kế thang giữ cho không gian trong kiến trúc được thông thoáng. Mang giá trị thẩm mỹ cao giúp tối ưu không gian tối đa.
- Cầu thang dây cáp treo: Cầu thang dây cáp treo hay còn gọi là cầu thang bay. Là sự lựa chọn tuyệt vời cho những gia chủ yêu thích sự sáng tạo độc đáo khi thiết kế nhà. Thang được kết hợp với đèn chiếu sáng cầu thang. Với phần lan can là các dây cáp treo kết nối sẽ giúp căn phòng trông hiện đại hơn.
Những vị trí tránh đặt cầu thang
- Tránh đặt cầu thang thẳng hàng với cửa chính: Cửa chính được ví như “miệng” hút rất nhiều khí vào trong nhà. Bố trí cầu thang như vậy khiến tài lộc trong nhà sẽ bị hao tán hết ra ngoài theo lối cầu thang, đây gọi là hiện tượng “tiền vào cửa trước, đi ra cửa sau”.
- Tránh đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên: Bởi vì khí trong nhà luôn đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếu cầu thang đặt đi từ phía sau nhà lên sẽ làm cho các tầng trên lần lượt bị suy khí. Gây suy giảm sức khỏe, tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
- Tránh đặt cầu thang ở 3 hướng sau: hướng Đông (đại diện cho sức khỏe). Hướng Tây Nam (đại diện cho tình duyên) và hướng Nam (đại diện cho tài lộc). Nếu không thể lựa chọn bố trí cầu thang khác các hướng này. Phải tìm cách gắn kết năng lượng của cầu thang, số bậc cầu thang.
- Chân và đỉnh cầu thang không bao giờ đối diện cửa chính.
- Cầu thang không nên bắt đầu hay kết thúc ở trước nhà vệ sinh.
- Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầu thang càng dài thì khí càng yếu.
- Cần lưu ý không để đà ngang (xà nhà) đè lên cầu thang.
- Tránh làm cầu thang đứt đoạn. Tầng 1thì cầu thang đặt ở đầu hành lang, lên tầng 2 – 3 thì cầu thang lại đặt cuối hành lang. Hoặc vị trí khác.