Ánh sáng trong nhà ở được biết là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Bên cạnh việc hỗ trợ giúp cho chi phí về năng lượng điện tiêu thụ trong nhà được giảm bớt thì vừa giúp cho không gian sống được sáng sủa, thoáng đãng mà cũng mang đến nhiều tác động tốt cho gia đình theo cả ý nghĩa về mặt phong thủy. Tuy nhiên trước tình hình đất đai nhà ở tại những khu dân cư đô thị thành phố san sát nhau, việc có đủ ánh sáng vào nhà là điều khó khăn. Vậy có những cách nào giúp lấy sáng cho nhà ở để khắc phục tình trạng trên hay không? Cùng tìm hiểu xem thông qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Có rất nhiều phương pháp để lấy sáng cho nhà ở mà bạn có thể áp dụng cho căn nhà của mình. Từ lắp thêm cửa sổ, sử dụng kính lấy sáng, tạo giếng trời trong không gian nhà,..
Lấy sáng cho nhà ở bằng việc lắp thêm cửa sổ ở tầng áp mái
Làm cửa sổ kính hoặc cửa sổ được che bằng tấm polycarbonate ở phần mái phụ. Thông thường tầng áp mái là nơi hạn chế ánh sáng tự nhiên nhất. Với cách làm này tầng áp mái nhà bạn sẽ có thêm ánh sáng tự nhiên và căn nhà trở nên đẹp hơn, sang trọng hơn. Bạn nên lợp cửa sổ bằng tấm lợp lấy sáng hay còn gọi là tấm lợp polycarbonate. Tấm lợp polycarbonate có trọng lượng nhẹ hơn so với kính và có khả năng chịu lực tốt. Hơn nữa tấm lợp này còn có khả năng khúc xạ ánh sáng vượt trội nhưng không hấp thụ nhiệt. Vậy nên bạn không lo không khí trong phòng bị oi nóng như trước nữa.
Thiết kế cửa đẩy hoặc cửa trượt cho tầng áp mái cũng giúp bạn mang ánh sáng tự nhiên từ mái nhà vào bên trong không gian nhà ở. Cửa đẩy hoặc cửa trượt trên mái có cấu trúc đơn giản, không quá phức tạp và dễ dàng thi công. Bạn có thể chọn lựa làm cửa đẩy bằng kính cường lực hoặc bằng tấm lợp polycarbonate.
Sử dụng đến giếng trời
Việc thiết kế giếng trời là giải pháp lấy sáng cực kỳ hiệu quả. Nó đã và đang được rất nhiều các gia đình lựa chọn sử dụng. Nó không chỉ giúp ngôi nhà của bạn được thông thoáng hơn mà còn mang ánh sáng tự nhiên vào nhà một cách triệt để nhất. Với những căn nhà ống ngắn thì chỉ cần 1 giếng trời là đủ. Còn với nhà ống dài, bạn nên thiết kế 2 giếng trời. Một cái sẽ ở khoảng giữa nhà, một cái sẽ ở cuối nhà. Khi lựa chọn giếng trời để thông gió, bạn cần mở thêm cửa. Có thể một trong 3 kiểu sau:
- Cửa mặt tiền
- Cửa mặt sau
- Cửa bên hông
Như vậy, gió có thể lùa vào từ một trong các cửa đó và thoát ra bằng cửa sổ ở trên mái giếng trời. Đặc biệt, giếng trời không chỉ là thiết kế giúp nhà ống thông gió, đón sáng. Hơn thế, nó còn giúp chúng ta bố trí tiểu cảnh cho nhà ống. Cụ thể, giếng trời sẽ giúp bạn mang cả màu xanh tươi mát bên ngoài vào nhà.
Dùng gạch bông gió
Gạch bông gió với đặc điểm có các ô thông gió, giúp đưa ánh sáng vào nhà dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, gạch bông gió với các ô trống còn trở thành chi tiết trang trí sáng giá. Tạo nên sự thu hút cho mặt tiền ngôi nhà. Trường hợp muốn điều chỉnh ánh sáng, bạn có thể sử dụng thêm rèm mỏng để che bớt nắng vào nhà. Nhất là trong những ngày hè oi ả. Với việc sử dụng gạch bông làm giải pháp cho nhà thiếu ánh sáng, bạn cần lưu ý không nên lạm dụng phương án này để xây cả ngôi nhà. Mà chỉ thiết kế cho một hoặc một số các mảng tường trong nhà hoặc làm vách ngăn giữa các phòng
Sử dụng gạch kính
Gạch kính lấy sáng là một loại vật liệu xây dựng khá mới trên thị trường. Bên cạnh chức năng lấy sáng tự nhiên cho nhà ở, nó còn mang tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, gạch kính lấy sáng còn được sử dụng để tạo điểm nhấn cho không gian sống. Được làm từ khối thủy tinh, gạch kính lấy sáng có đặc tính như: cách âm, cách nhiệt, chống thấm nước. Thông thường, gạch kính lấy sáng được sử dụng để tạo vách ngăn cho các không gian. Ví dụ như nhà tắm, văn phòng, phòng spa, quán bar. Vật liệu này không chỉ mang lại vẻ đẹp cho không gian, mà còn là giải pháp lấy sáng vô cùng hữu hiệu.
Tạo cửa sổ nhỏ ở mái phụ của ở hay tầng lửng
Thiết kế cửa sổ kính chết từ mái phụ không chỉ có tác dụng trang trí làm cho hệ thống mái đẹp hơn, sang trọng hơn. Mà còn giúp cho không gian nội thất thống thoáng. Và tăng khả năng hấp thu ánh sáng tự nhiên cho tầng áp mái hoặc tầng lửng. Đây cũng là 1 cách lấy ánh sáng cho nhà ở. Mái phụ để thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau tạo nên tính thẩm mĩ như hình vòm, hình tam giác… Chúng có kích thước nhỏ và lắp kính để lấy ánh sáng tự nhiên. Mái phụ chỉ được thiết kế đối với những mẫu nhà lợp mái dốc bằng ngói thái hoặc ngói nung bình thường.
Cách lấy sáng từ mái nhà bằng thiết kế mái phụ: Thường thì các kiến trúc sư sẽ tính toán để thiết kế 2 mái phụ đối xứng trên một hệ mái. Hoặc xây một mái phụ ở chính giữa để tạo điểm nhấn. Cửa sổ trên mái phụ có thể lắp kính 1 cánh trượt. Và có thể dùng cửa gỗ 2 cánh đối với những mái phụ lớn hơn. Những ngôi nhà 1 tầng hệ mái mái diện tích lớn thì có thể sử dụng mái phụ kích thước lớn hơn để lấy sáng cho tầng áp mái, tầng lửng. Đồng thời tạo nên sự sang trọng, bề thế cho hệ mái.