Tình trạng thức ăn chăn nuôi tăng giá mạnh trong suốt thời gian qua đã gây khó khăn không ít cho người dân cả nước. Trong khi đó, ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm đều khó tiêu thụ càng làm cho người nông dân khốn đốn. Đứng trước tình trạng đó, có ý kiến cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phối hợp với các đơn vị liên quan để thanh tra và kiểm toán về giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Từ đó, xem xét tỉ lệ lợi nhuận và cân bằng lại giá thành để tạo điều kiện cho việc ổn định giá thành mặt hàng này. Nếu có thể, thức ăn chăn nuôi được đưa vào diện hàng bình ổn giá thì sẽ rất thuận lợi và bớt đi những lo lắng.
Thanh tra tình trạng giá thức ăn chăn nuôi tăng cao
Từ cuối năm 2020 đến nay, giá các loại thức ăn chăn nuôi liên tục tăng 5-6 lần, với mức tăng 200-300 đồng/kg/lần; tổng mức tăng chung 10-15%, tương đương 1.000-1.500 đồng/kg tùy từng loại. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ còn tăng, tối thiểu là 5-10% (500-1.000 đồng/kg) tùy loại, để đạt mức tăng chung là 20% thì có thể dừng. Khi đó, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt và gà thịt ở giai đoạn vỗ béo có thể ở mức trên 11.000-11.300 đồng/kg và đây là mức giá đã được thiết lập vào năm 2014.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phối hợp với các đơn vị liên quan vào cuộc thanh tra và kiểm toán về hạch toán giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi và tỷ lệ lợi nhuận. Xác định xem yếu tố nào là nguyên nhân chính khiến giá thành thức ăn chăn nuôi cao. Từ đó, các đơn vị xem xét việc áp giá trần để đưa thức ăn chăn nuôi vào diện mặt hàng bình ổn giá.
Xem xét đưa thức ăn chăn nuôi vào diện bình ổn giá
Liên quan đến giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao trong thời gian gần đây. Gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đang đề xuất đưa mặt hàng này vào diện bình ổn giá. Trao đổi với phóng viên về đề xuất này. Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết. Nếu đưa được thức ăn chăn nuôi vào diện bình ổn giá thì quá tốt.
Theo ông Trọng, trên thực tế, giá thức ăn chăn nuôi chiếm tới 75% giá thành sản xuất. Chẳng hạn như nuôi lợn, mất ít nhất khoảng 6-8 tháng sử dụng thức ăn chăn nuôi. Gia cầm lông màu dùng thức ăn chăn nuôi trong 3-4 tháng…Do đó, khi giá thức ăn biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi.
Thống kê cho thấy, đến nay trên 90% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vẫn đến từ nhập khẩu. Thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi tăng 30-40%. Trong khi giá bán các sản phẩm chăn nuôi xuống thấp khiến không ít hộ chăn nuôi thua lỗ. “Từ năm 2018, giá mặt hàng này biến động nhiều. Có lúc ngành chăn nuôi phải gọi cần giải cứu. Năm ngoái, chúng tôi cũng rất muốn đưa mặt hàng này vào diện bình ổn, nhưng chưa được. Nếu đề xuất này được thông qua, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Điều này sẽ giúp ngành chăn nuôi ổn định hơn. Và người nông dân đỡ bấp bênh hơn”, ông Trọng cho hay.
Rà soát giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi
Ông Dương Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ thống kê Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (Tổng cục Thống kê) cho biết. Để đưa thức ăn chăn nuôi vào diện bình ổn giá. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phối hợp với các đơn vị liên quan vào cuộc thanh tra và kiểm toán. Về hạch toán giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi và tỷ lệ lợi nhuận. Phải xác định xem yếu tố nào là nguyên nhân chính khiến giá thành thức ăn chăn nuôi cao.
Từ đó, các đơn vị xem xét việc áp giá trần. Và xác định mức giá trần đối với giá thức ăn chăn nuôi. Kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá và niêm yết giá. Của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Và các cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi. Do thức ăn chăn nuôi thuộc Danh mục mặt hàng bắt buộc kê khai giá theo Nghị định số 177/2013/NĐ-CP.
“Các cơ quan cần khẩn trương rà soát và điều chỉnh thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Đối với nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích doanh nghiệp nội địa tham gia thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để giảm độc quyền và hành động “làm giá” của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, ông Hùng cho hay.