Trước tình trạng xi măng Portland của Việt Nam bị bán phá giá tràn lan tại Philippines. Các công ty nước này đã khởi xướng các cuộc điều tra để làm rõ vấn đề trên. Xi măng của Việt Nam vì thế chịu ảnh hưởng không ít về việc bị áp thuế tự vệ. Cục phòng vệ thương mại và Bộ công thương đã phải tham gia để hỗ trợ các doanh nghiệp hợp tác làm rõ vụ việc trong suốt thời gian qua. Cụ thể những loại xi măng nào đang được điều tra và áp thuế ra sao? Phản ứng của Hiệp hội xi măng trước vấn đề này đã có phản ứng như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể tình hình qua bài viết dưới đây để thấy rõ những thách thức mà ngành xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đang phải đối mặt
Xi măng Portland của Việt Nam bị áp thuế tự vệ
Thông tin từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết vừa qua. Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm xi măng nhập khẩu vào Philippines. Căn cứ vào Mục 6 của Đạo luật về biện pháp tự vệ của Philippines. Nguyên đơn là các Công ty Republic Cement & Building Materials, Inc.; CEMEX – Solid Cement Corporation/Apo Cement Corporation và Holcim Philippines Inc. Theo hồ sơ, các công ty này cung ứng khoảng 70% tổng sản lượng xi măng nội địa của Philippines.
Hàng hóa bị điều tra là xi măng Portland thường và xi măng Portland hỗn hợp. Thuộc mã AHTN 2523.29.90 và 2523.90.00. Mặt hàng này đang là đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ (năm thứ 2). Với mức thuế tự vệ hiện tại là 245 P/tấn (5,06 USD/tấn), tương đương khoảng 9,75%. Thời kỳ điều tra (POI) từ tháng 7/2019 đến 6/2020 đối với bán phá giá. Từ 2017 tới 6/2020 đối với thiệt hại.
Biên độ bán phá giá cáo buộc giai đoạn từ tháng 7/2019 đến tháng 12/2019 là từ 3,49% tới 10,66%. Giai đoạn tháng 1/2020 đến tháng 6/2020 là từ 3,31% tới 14,46%. Các bên liên quan được yêu cầu trả lời bản câu hỏi điều tra. Đồng thời cung cấp các thông tin, bằng chứng, ý kiến đối với vụ việc tới Cơ quan Dịch vụ Nhập khẩu (BIS). Thuộc DTI trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo.
Phản ứng từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam
Hiện do Việt Nam đang trong tình trạng dư cung nội địa 36 triệu tấn/năm (33% tổng công suất FY20). Do đó, giá clinker xuất khẩu Việt Nam thường chấp nhận thấp hơn các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia khoảng 20%. Giá clinker xuất khẩu trong năm 2020 ước đạt US$32/mt (giảm 15% so với cùng kỳ). Cũng là mức thấp nhất trong giai đoạn 2015 – 2020.
Về phía Việt Nam, hiện VNCA chủ trì phối hợp với Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) chỉ đạo các đơn vị sản xuất và xuất khẩu trong nước. Ứng phó với tình huống trên theo hai hướng. Thứ nhất là xin giãn tiến độ trả lời bản câu hỏi điều tra về chống bán phá giá của DTI. Thứ hai là nghiên cứu các đạo luật liên quan. Phản đối các cáo buộc của các nguyên đơn nói trên.
Phía VNCA cũng đại diện cho ngành xi măng Việt Nam làm đơn phản đối cáo buộc về việc các nhà xuất khẩu xi măng Việt Nam gây thiệt hại cho ngành xi măng của Philippines. Các nội dung cụ thể được đề cập như xem xét bên phía Philippines có thật sự thiệt hại hay không. Ngành xi măng Philippines 6 tháng đầu năm 2020 bị thiệt hại. Chính do các nhà máy phải ngừng sản xuất do dịch Covid-19. Đồng thời, Philippines còn nhập khẩu xi măng từ nhiều quốc gia và Việt Nam chỉ là một trong số đó.