Những mẫu nhà 3 tầng mái thái phù hợp với thành thị và nông thôn được nhiều gia chủ người Việt ưa chuộng. Không chỉ là mái ngói đơn thuần, theo thời gian mẫu nhà mái thái đã có những thay đổi nổi bật và bắt mắt hơn. Những ngôi nhà ống, nhà phố đa dạng từ phong cách tân cổ điển đến hiện đại đều được thiết kế mang những nét độc lập khác hẳn với bất kỳ công trình nào. Có thể nói chủ đề thiết kế nhà 3 tầng đẹp ngày càng được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Bởi vì một ngôi nhà ba tầng có thể mở ra không gian sống thoải mái hơn cho một đại gia đình bên trong và bên ngoài. Trong đó các mẫu nhà mái thái đang rất thịnh hành vào những năm gần đây.
Tìm hiểu về kiến trúc mái thái
Kiến trúc mái Thái tuy có xuất xứ từ Thái Lan nhưng đã nhanh chóng phổ biến trong các ngôi nhà của người Việt. Cấu tạo của mái bao gồm: mái che, cửa chính, cửa sổ, mái che đầu. Tất cả các bộ phận đều được thiết kế theo kiến trúc của Thái Lan. Đặc điểm nổi bật của mái thái là được xây dựng với khối hình chữ A, mái được lợp ngói. Xếp chồng lên nhau tạo độ dốc nhất định giúp chống nóng cũng như thoát nước mưa. So với những kiểu nhà khác, nhà mái thái thường được thiết kế với kiến trúc cầu kỳ và giá thành cao hơn.
- Nhà mái thái thường có độ dốc khá lớn. Do đó chỉ phù hợp với những nhà có kiến trúc thấp tầng như: nhà cấp 4 mái thái (nhà mái thái chỉ có tầng trệt), nhà mái thái từ 2 tầng trở lên và biệt thự mái thái cao cấp.
- Nhà mái thái từ 2 đến 3 tầng trở lên đòi hỏi kỹ thuật xây dựng cầu kỳ hơn, thời gian thi công lâu hơn. Được đánh giá phù hợp với những gia đình sống ở thành phố và có diện tích đất nhỏ hẹp.
- Với mẫu nhà cấp 4 mái thái thường sẽ có diện tích sàn khoảng 1000m2 và có dưới 3 tầng.
- Những mẫu nhà cấp 4 mái thái đẹp thường được xây dựng nhiều ở các vùng nông thôn. Vì chi phí xây dựng và thiết kế nhà cấp 4 mái thái khá thấp so với các loại hình khác. Phù hợp với điều kiện của những gia đình có mức thu nhập vừa phải.
Tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của nhà 3 tầng mái thái
Ưu điểm
Ưu điểm về tính thẩm mỹ
Nhà 3 tầng khi kết hợp mái thái sẽ giúp tôn lên nét thanh thoát, sang trọng và thu hút ánh nhìn cho căn nhà. Bên cạnh đó, lối thiết kế dựa trên tiêu chí đơn giản, tinh tế và hiện đại nên không gian nhà trở nên rộng rãi, thoáng đãng hơn.
Ưu điểm về thiết kế
- Thiết kế mái thái phù hợp với mọi loại diện tích: không yêu cầu diện tích quá rộng hay hẹp. Với thiết kế nhà 3 tầng mái thái, tuy không quá đồ sộ. Nhưng sẽ mang đến một không gian sống thoải mái cho các thành viên.
- Các mẫu nhà mái thái có nhiều kiểu dáng thiết kế khi xây dựng. Vì vậy, bạn có thể thoải mái lựa chọn kiểu dáng tùy theo nhu cầu sử dụng, thiết kế tổng thể của ngôi nhà và sở thích cá nhân.
- Thời gian xây dựng kiểu nhà này rất ngắn. Bạn có thể nhanh chóng hoàn thành và không yêu cầu kỹ thuật cao.
- Vật liệu xây dựng mái thái cũng rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu của bạn.
Ưu điểm về công năng
- Mái Thái rất được ưa chuộng ở đất nước nhiệt đới gió mùa như Việt Nam vì có tính năng tản nhiệt rất tốt. Đặc biệt, vào mùa hè những ngôi nhà 3 tầng mái thái sẽ có khả năng chống nóng khá tốt. Ngôi nhà sẽ mát mẻ hơn vào mùa hè và ấm áp hơn vào mùa đông.
- Bạn cũng không lo bị đọng nước mưa trên mái vì kết cấu của mái dốc và có tính năng thoát nước tự nhiên. Nhờ đó, mái sẽ bảo vệ ngôi nhà của bạn không bị thấm, hay dột.
Ưu điểm về phong thủy
Nếu bạn quan tâm đến phong thủy thì nhà mái thái được các chuyên gia đánh giá khá tốt. Vì giúp phòng tránh các hiện tượng tích tụ hung khí trong nhà. Thiết kế này cũng được cho là mang đến nhiều may mắn, tốt lành cho gia chủ.
Nhược điểm
Bên cạnh những đặc điểm nổi bật thì khi thi công nhà mái thái cũng có những hạn chế nhất định.
- Phần mái thái được thi công tỉ mỉ, chi tiết nhưng sau một thời gian sử dụng bạn cần thi công bảo dưỡng mái. Nhà mái thái rất chi tiết nên mỗi lần thi công hay sửa chữa đều đòi hỏi sự cẩn thận. Việc này cũng khá khó khăn và mất nhiều thời gian.
- Chi phí xây dựng nhà mái thái thường cao hơn so với mái bằng.
Tìm hiểu một số mẫu thiết kế nhà 3 tầng mái thái đẹp
Các mẫu nhà 3 tầng mái thái mang phong cách hiện đại, tân cổ điển đang là xu hướng xây dựng được ưa chuộng hiện nay. Các công trình 3 tầng đẹp mắt dưới đây. Chắc chắn sẽ gọi mở những ý tưởng độc đáo cho mọi chủ đầu tư trong thiết kế và thi công xây dựng nhà.
Mẫu nhà ống với 3 tầng mái thái 1 tum
Nhà có thêm tầng tum giúp gia chủ gia tăng diện tích bố trí các phòng cũng như tối ưu công năng sử dụng cho gia đình. Ngoài ra, tầng tum có thể được thiết kế dành riêng cho phòng thờ tạo sự yên tĩnh, nghiêm trang. Hơn nữa, trên tầng tum, gia đình có thể bố trí cây xanh hay sân phơi đồ. Không gian này sẽ đáp ứng những nhu cầu nghỉ ngơi của gia chủ.
Mẫu nhà tân cổ điển đẹp được ưa chuộng
Mẫu thiết kế nhà tân cổ điển được ưa chuộng khi kết hợp hài hòa giữa nét đẹp hiện đại và cổ điển. Tạo nên một không gian sống vô cùng tuyệt hảo. Phong cách tân cổ điển này kết hợp với mái thái càng tôn lên được vẻ đẹp bắt mắt, cao ráo và thoáng mát. Mẫu nhà này có phần ban công chất liệu kim loại với gam màu tone-sur-tone viớ mái nhà. Tông màu trầm ấm được sử dụng mang diện mạo mới cho ngôi nhà.
Mẫu nhà mang phong cách hiện đại
Thiết kế nhà 3 tầng đẹp mái thái theo phong cách hiện đại đang là xu thế thiết kế nhà đẹp trong những năm qua. Thiết kế tuy đơn giản những vẫn đảm bảo về mặt công năng sử dụng, phong thủy và tính thẩm mỹ.
Một số điều lưu ý khi thi công nhà mái thái
Khi thi công xây dựng nhà mái thái quý phần quan trọng nhất là phần ngói lợp. Đây chính là điểm nhấn của ngôi nhà, bởi vậy nó thường được thiết kế khác cầu kỳ. Khi thi công nhà mái ngói quý vị nên chú ý một số điểm dưới đây. Để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tính bền của công trình.
- Mái nhà phải dốc 30 độ, mỗi 1m đo chiều ngang và kèo phải nâng lên 57 cm.
- Chiều xuôi mái tối đa 10m và có độ dốc 30 độ
- Chiều xuôi của mái ngói không giới hạn với độ dốc mái từ 45-60 độ
- Chú ý lợp ngói với khoảng cách vừa đủ, không quá xa mà cũng không quá khít.
Khi lợp ngói rìa, viên ngói cuối rìa phải được lợp đầu tiên. Khi gắn viên ngói cuối rìa cần phải che phủ được hết những viên ngói chính ở hàng thứ nhất. Những viên ngói rìa phải được bắt vít cố định và mè. Qua những lỗ đinh trên thân ngói. Trước khi lợp ngói nóc thì phải lợp viên ngói cuối mái hoặc cuối nóc trước. Ngói nóc, cuối nóc, cuối mái sẽ được liên kết với nhau bằng vữa ở vị trí ngói viền.