Đợt dịch COVID-19 từ tháng 5 đến nay đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư bất động sản. Nhất là thị trường đất nền. Mặc dù tổng thể thị trường BĐS vẫn trụ vững. Nhưng do sức ép tài chính cộng với nhiều lần đình trệ do đợt dịch. Khiến các nhà đầu tư đất nền đang phải tính đến phương án cắt lỗ. Nếu muốn sống sót qua đợt dịch. Phân khúc thị trường đất nền tại miền Nam đã trầm lặng từ tháng 5. Khiến cho những nhà đầu tư lỡ ôm hàng gặp rất nhiều thách thức.
Sự bùng phát lần thứ 4 của đại dịch khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta đi xuống. Thị trường BĐS cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bằng chứng là các chỉ số của quý 2 đã giảm nhẹ so với quý 1 đầu năm. Nhu cầu tìm kiếm và đặt hàng đất nền giảm gần 20%. Trong khi đó, trên địa bàn TP.HCM, số lượng giao dịch nhà đất đã giảm cực mạnh. Lên đến 80% so với quý 1/2021. Đây là mức giảm chưa từng thấy. Khiến rất nhiều cánh đầu tư phải gồng lỗ. Hoặc phải xả hàng hoặc bán với giá dưới kỳ vọng.
Sức mua đất nền từ 2 thị trường lớn bị sụt giảm
TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phải giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Khiến giao dịch nhà đất ngưng trệ. Mất đi sức mua từ hai thị trường lớn là TP.HCM và Hà Nội. Phân khúc đất nền tại nhiều địa phương phía Nam rơi vào trầm lắng. Thực tế này đang tạo áp lực lớn cho nhiều nhà đầu tư lỡ ôm hàng chôn vốn và lại cần thu hồi tài chính.
Ông T.Q.Chiến, một nhà đầu tư ngụ ở quận 6. TP.HCM nắm khá nhiều BĐS tại Đồng Nai. Bình Dương không giấu được sự lo lắng trước tình hình ngày càng khó đoán của dịch bệnh. Tuy không tiết lộ đang “ôm” bao nhiêu BĐS nhưng ông Chiến thừa nhận. Mỗi tháng nếu tính cả vốn lẫn lãi từ các khoản vay mua đất. Thanh toán tiến độ cho căn hộ hình thành trong tương lai đang đầu tư. Ông tốn hơn cả tỷ đồng. Việc kinh doanh khó khăn thời gian gần đây đang tạo thêm sức ép. Khiến nhà đầu tư này phải tính chuyện thanh lý bớt nguồn hàng hiện có.
Dù vẫn đang nhờ các bên môi giới tìm đầu ra cho một vài sản phẩm đầu tư với phương châm không cần lấy lời. Ông Chiến vẫn lo lắng khó kiếm người mua thiện ý. “Hiện tại tôi cố gắng “gồng” hết sức mình để duy trì các gói nợ tại chính từ mua đất. Chưa đi đến tình trạng bi đát là bán cắt lỗ. Tuy nhiên nếu tình hình thị trường cứ kéo dài như hiện nay. Tôi không biết mình có thể gồng đến khi nào”, nhà đầu tư này chia sẻ.
Loại hình đất nền gặp khó do thanh khoản bị chững lại
Không chỉ riêng ông Chiến, nhiều nhà đầu tư BĐS. Nhất là ở loại hình đất nền đang gặp khó khăn khi không ra được hàng do thanh khoản thị trường chững lại. Anh Đ.V.M, một nhà đầu tư nhỏ tại phường 14. Quận Tân Bình cho biết, hiện tại đang cố gắng gửi gắm nhiều bên để sớm bán lại lô đất đất 2,2 tỷ đồng tại Cần Giuộc, Long An mua thời điểm đầu năm 2019. Nhà đầu tư này chia sẻ, hiện tại anh có nhiều khoản nợ đang đến hạn thanh toán. Việc làm ăn cần duy trì nên phải vay mượn các nơi. Cực chẳng đã mới tính đường bán không lời lô đất đầu tư hơn 2 năm với mức gần như thua lỗ.
“Một số môi giới thân quen khuyên tôi cố gắng cầm cự thêm đến cuối năm. Còn nếu bán lúc này thì rất khó bán chênh. Thậm chí dù bán giá gốc cũng rất khó ra được hàng nhanh do thị trường không có sóng. Tiếc khoản đầu tư hơn 2 năm, tôi đang lưỡng lự khá nhiều nhưng bản thân cũng hiểu. Nếu thị trường các tháng tới không khởi sắc. Dù có cắt lỗ thì cũng phải chấp nhận bán ra”, anh M. cho biết.
GDP Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều do đợt dịch
Đại dịch Covid-19 đang tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường BĐS. Sự bùng phát dịch lần thứ tư khiến tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ít nhiều sụt giảm. Thị trường BĐS cũng không nằm ngoài sự tác động này. Theo tìm hiểu thực tế của chúng tôi. Các hoạt động kinh doanh BĐS trong tháng 5 và đầu tháng 6/2021 giảm so với các tháng của quý 1/2021. Trong tháng 5 vừa qua, nhu cầu tìm kiếm, đặt hàng đất nền giảm 15-20%. Do nhà đầu tư bị “đứt gãy” dòng tiền ngắn hạn.
Riêng trong tháng 6, thông tin từ nhiều đơn vị môi giới trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh vùng ven cho hay, lượng giao dịch nhà đất giảm mạnh đến 70-80% so với quý 1/2021, đặc biệt là ở loại hình đất nền. Nhiều nhà đầu tư bị chôn vốn, một số trường hợp phải xả hàng bằng với giá mua vào hoặc bán dưới mức giá kỳ vọng, thậm chí xảy ra các tình huống bán dưới giá vốn do áp lực tài chính. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến thanh khoản của nhiều phân khúc, nhất là đất nền.
Theo dữ liệu lớn (big data) của chúng tôi, tại TP.HCM, nhiều điểm nóng đất nền như TP.Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè có lượt tìm kiếm nhà đất giảm mạnh. Tương tự, các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An hay Bà Rịa – Vũng Tàu cũng ghi nhận các thông tin tìm kiếm về đất nền giảm 12-18% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 5. Trong số các tỉnh thành này, Đồng Nai là tỉnh ghi nhận tỷ lệ tìm mua đất nền giảm mạnh nhất.
Thị trường đất nền khó khôi phục trong 6 tháng tới
Nhận định về thị trường, ông David Jackson, CEO Colliers Vietnam cho hay, dưới ảnh hưởng do dịch Covid-19, thị trường đất nền dù từng là “con gà đẻ trứng vàng” của giới đầu tư cũng khó tránh khỏi tác động tiêu cực trong ngắn hạn, thậm chí cần thêm nhiều thời gian để hồi phục. Trong khoảng 6 tháng tới, rất khó để phân khúc này trở lại nhộn nhịp như thời hoàng kim. Ngay cả khi đại dịch được kiểm soát, nhà đầu tư cũng sẽ không vội vã trở lại phân khúc đất nền sớm vì tâm lý thận trọng có xu hướng dẫn dắt thị trường.
“Tuy tình trạng bán tháo, bán cắt lỗ BĐS một cách ồ ạt chưa diễn ra nhưng đợt dịch lần này đã kéo dài sang tuần thứ tư. Số đông nhà đầu tư tuy hiện vẫn có thể “gồng” được nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài thêm vài tuần nữa, khả năng chịu đựng cũng như tâm lý của nhà đầu tư cá nhân sẽ giảm, hiện tượng bán tháo, bán cắt lỗ có thể xảy ra ở quy mô nhỏ, nhất là ở nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà, đối mặt áp lực trả tiền lãi và gốc cho ngân hàng mỗi tháng sẽ phải chấp nhận việc bán tháo, cắt lỗ”, ông David Jackson nhìn nhận.
Điểm sáng của thị trường là thông tin tích cực từ chiến dịch tiêm ngừa vaccine trên diện rộng hứa hẹn khống chế nhanh Covid-19, nhiều dự án cơ sở hạ tầng sẽ được tái khởi động lại sớm, đây sẽ là động lực cải thiện nguồn lực đầu tư vào BĐS, song khó để kỳ vọng đà hồi phục trong ngắn hạn.