Nhà gác lửng còn được gọi là gác lửng hay gác xép, từ này bắt nguồn từ tiếng Ý. Vì vậy, tầng lửng dùng để chỉ tầng lửng một lớp trong tòa nhà, là tầng trung gian giữa các tầng của tòa nhà. Gác lửng thường không được mọi người tính vào số tầng của ngôi nhà. Ngày nay việc xây dựng những mẫu nhà 3 tầng có gác lửng rất phổ biến ở các thành phố lớn của nước ta, diện tích những nơi này tương đối nhỏ.
Xây gác lửng là giải pháp tốt nhất để tăng diện tích sử dụng, đồng thời tạo không gian thông thoáng hơn cho ngôi nhà. Những ngôi nhà gác lửng cung cấp nhiều công năng sử dụng. Đối với căn hộ lớn, tầng lửng có thể được sử dụng làm phòng đọc sách, khu trưng bày,…. Đđối với căn hộ nhỏ, bạn có thể tận dụng nơi này làm phòng ngủ, phòng ăn, thậm chí là phòng khách cũng được rất ấn tượng.
Xây nhà 3 tầng có tầng lửng là giải pháp giúp tăng diện tích sử dụng
Trong kiến trúc một ngôi nhà, tầng lửng hay còn gọi là gác lửng, gác xép là một tầng trung gian giữa các tầng. Do đó thường không được tính trong tổng thể kết cấu của một ngôi nhà. Thường tầng lửng sẽ được bố trí ở tầng trệt và có trần khá thấp. Xây nhà 3 tầng có tầng lửng được xem là một trong những giải pháp để tăng diện tích không gian sử dụng theo chiều cao.
Khá thích hợp cho những ngôi nhà có diện tích hẹp hay khống chế chiều cao. Tuy nhiên, ngay cả với những ngôi nhà cao tầng. Thì việc thiết kế tầng lửng cũng góp phần tạo ra những không gian lạ mắt và thông thoáng. Nếu diện tích đủ rộng, bạn cũng có thể đưa hết các không gian chức năng của tầng trệt lên tầng lửng như phòng ăn, phòng làm việc hay phòng ngủ.
Còn với những gia chủ mong muốn kết hợp nhà ở với mục đích kinh doanh. Hay có thêm nơi để phương tiện đi lại thì việc có thêm tầng lửng cũng giúp tăng tối đa diện tích. Không những vậy, bạn có thể tận dụng tầng trệt để làm không gian tiếp khách cũng khá sang trọng. Hoàn toàn có thể quan sát được việc mua bán ở tầng trệt vô cùng tiện lợi. Đặc biệt, chi phí xây nhà 3 tầng có tầng lửng rẻ hơn nhiều so với xây thêm 1 tầng nữa.
Cách phân loại tầng lửng trong không gian nhà 3 tầng
Về cơ bản, với những gia chủ vừa muốn xây nhà 3 tầng đẹp tiết kiệm chi phí vừa không gian ở rộng rãi. Đầy đủ tiện nghi thì nên xây tầng lửng. Song, khi thi công tầng lửng cần chú ý các nguyên tắc chung. Cũng như nguyên tắc ở nước ta để đảm bảo được công năng cũng như tính thẩm mĩ. Tính pháp lý cho ngôi nhà.
Vị trí tầng lửng phía sau
Loại tầng lửng này phổ biến nhất đối với những công trình nhà phố, liên kế. Thường được bố trí ở phòng khách và được đưa về phía sau so với không gian của tầng 1. Vì thế mà tạo được điểm nhấn cho căn phòng, khiến phòng được nới rộng ra và trông hoành tráng hơn. Xây nhà 3 tầng có tầng lửng ở phía sau cũng là vị trí tốt nhất. Để bạn có thể làm không gian sinh hoạt chung để mọi người có thể quan sát mọi hoạt động ở tầng trệt. Nhược điểm lớn nhất của loại tầng này là nếu không gian trệt hay tầng lửng phía sau thấp sẽ gây cảm giác bí bách và chật chội.
Vị trí tầng lửng phía trước và bên hông
Kiểu tầng này thường sẽ mang lại sự chú ý mạnh cho không gian phòng khách ngay từ cái bước chân đầu tiên. Không gian phòng sẽ còn thu hút hơn nếu bạn biết cách phối thêm màu sắc và các mảng khối một cách tinh tế. Thiết kế kiểu tầng lửng bên hông này cũng đang được nhiều người ưa chuộng vì sự độc lạ trong kiến trúc. Tuy nhiên, để xây được tầng lửng bên hông. Nhà bạn cần có diện tích đủ lớn để bạn có thể thỏa sức thiết kế.
Vị trí tầng lửng trong phòng
Đây là kiểu tầng được khá nhiều gia chủ xây dựng trong phòng ngủ để làm không gian làm việc, học tập. Hay chỉ là không gian theo sở thích hay mục đích cá nhân. Kiểu tầng lửng này tạo được cảm giác khá thoải mái và riêng tư. Nhưng để tận dụng được tối đa không gian này. Thì căn phòng ngủ của bạn phải có diện tích tương đối lớn hoặc chiều dài sâu.
Những lưu ý khi xây nhà 3 tầng có tầng lửng mà bạn nên biết
Tùy theo từng quan điểm thẩm mỹ và kết cấu kỹ thuật của nhà 3 tầng thì sẽ có những thiết kế tầng lững khác nhau. Nhưng trước khi xây nhà 3 tầng có tầng lửng. Gia chủ nên nắm rõ những lưu ý sau để việc thiết kế tầng lửng trở nên thuận tiện nhất.
Chiều cao tầng lửng hợp lý
Theo quy định của nước ta, tầng lửng được phép xây dựng đến khoảng 80% diện tích sàn nhà bên dưới. Theo đó, chiều cao tầng lửng hợp lý chiếm 2/3 chiều sau căn nhà. Hoặc căn phòng tùy vào vị trí thiết kế. Độ cao tầng lửng phải đạt chiều cao từ 2,5 đến 2,8 mét. Đặc biệt, nếu chủ nhà, chủ công trình lấp ô thông tầng ở tầng lửng bị coi là xây dựng vượt quá số tầng được phép và bị phạt. Đối với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kiến trúc bên trong công trình xây dựng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính. Thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai Giấy phép xây dựng.
Sử dụng tầng lửng hợp lý
Đây là điều vô cùng quan trọng khi xây dựng tầng lửng cho mục đích gì. Với các căn nhà rộng thì tầng lửng có thể thiết kế để trang trí. Có thể làm riêng một thang chỉ để lên phần này. Phần trệt có thể bố trí làm nhà kho, nơi để xe,… tuỳ vào dụng ý của gia chủ. Đối với nhà sâu, có thể thiết kế tầng lửng nằm trong phần trệt và dùng làm nơi sinh hoạt chung. Nếu bạn xây tầng lửng ở tầng 2 và 3 thì có thể dùng làm phòng ngủ nếu nhà đông người.
Thiết kế cầu thang lên tầng lửng hợp lý
Thông thường, cầu thang từ trệt lên tầng lửng hay đặt ở vị trí nhỏ gọn. Thuận lợi vì số bậc ít và không chiếm diện tích. Điều bạn cần ghi nhớ nhất khi làm tầng lửng là hạn chế làm cầu thang thẳng và dốc. Bởi theo phong thủy, cầu thang thẳng dốc dễ làm luồng khí đi xuống và thoát đi nhanh hơn. Ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ. Tốt nhất bạn nên dùng cầu thang có độ dốc vừa phải hoặc dạng xoắn ốc. Hay ít nhất có chỗ vòng để luồng khí được giữ lại lâu hơn. Bên cạnh đó, cầu thang được thiết kế bằng gỗ, kim loại hay kính cũng giúp không gian thông thoáng hơn.
Màu sắc khi xây nhà 3 tầng có tầng lửng
Để tổng thể không gian chung đuợc hài hòa thì khi xây tầng lửng. Bạn cũng nên chú ý đến màu sắc trang trí chủ đạo. Giữa các không gian nên có một màu đồng nhất. Thường các màu sắc trung tính sẽ làm tăng diện tích hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, phần lan can của tầng lửng nên xây cao tầm 0.9m. Sử dụng vật liệu kính cường lực trong suốt để khiến căn gác trông hiện đại và thoáng hơn.
Những sai lầm khi thiết kế nhà gác lửng
Độ dốc của gác xép quá lớn
Trong khi thiết kế nhà gác xép, gác lửng bao giờ cũng cần chú ý đến độ dốc của gác xép. Nếu độ dốc càng lớn thì mái nhà sẽ càng thấp. Như vậy thì không gian trong nhà không thoáng đãng vì không khí không kịp thoát ra. Vì thế một cách để cải thiện nhiệt độ trong nhà mát mẻ hơn chính là thiết kế gác xép có độ dốc vừa phải.
Khung xà ngang chèn ép lên gác xép
Kết cấu chung của tầng gác lửng là có mái nghiêng do đó khi xây dựng cần phải chú ý đến kết cấu mái sẽ bị hỗn loạn. Như vậy thì xà ngang sẽ chèn lên đỉnh mái. Trong phong thủy đây là một điều vô cùng cấm kỵ cho vận may của chủ nhà. Phạm phải điều này, nhà thiết kế thêm gác lửng hiện đại đến đâu gia chủ cũng không thể kinh doanh, hao tốn tài lộc.
Không có cửa sổ trên gác lửng
Tính chất của không gian trên gác lửng khá hạn chế về diện tích. Bởi thế để cho cả không gian thông thoáng nhất thì nên thiết kế thêm cửa sổ trên tầng gác lửng. Khi đó không khí sẽ được lưu thông. Nếu bạn ở đó cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì chính chiếc cửa sổ nhỏ. Giúp đón ánh nắng mỗi sáng hay cả căn phòng sẽ mát mẻ hơn khi trời tối.