
Các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư trong xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng áp dụng cho những đối tượng nào? Có thể nói rằng chi phí đầu tư xây dựng là khoản chi phí vô cùng thiết yếu để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ khi bắt đầu hay thực hiện dự án đến khi hoàn thành công trình, đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, kết cấu công trình,… thì việc đảm bảo tính ổn định và đầy đủ của chi phí đầu tư xây dựng công trình là điều đặc biệt quan trọng. Điều đó đòi hỏi phải có sự quản lý hiệu quả với những chi phí đầu tư xây dựng, cũng như các nguyên tắc quản lý. Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cùng các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư trong xây dựng.
Nội dung quản lý chi phí đầu tư theo quy định của pháp luật nhà nước
Nguyên tắc các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền.Ttrình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng,… (các vấn đề, hoạt động liên quan đến chi phí đầu tư xây dựng). Được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Cơ sở của nguyên tắc này đó chính là sự đặc thù trong lĩnh vực hoạt động của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Đó chính là bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trật tự. Nên đặt ra điều kiện các dự án, công trình này cần đảm bảo thông tin. Cũng như các vấn đề, nội dung của dự án liên quan đến an ninh, quốc phòng, trật tự an ninh đất nước, chủ quyền quốc gia. Như các báo cáo, lộ trình, tổng dự toán chi phí đầu tư xây dựng,… Cần phải có những quy định riêng biệt so với các dự án thông thường.
Theo quy định của Nhà nước. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng. Phù hợp với yêu của của thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật. Cũng như mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí xây dựng. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được Nhà nước quy định tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP. Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 05 năm 2015. Tại Điều 3 quy định về nguyên tắc chi phí đầu tư xây dựng:
Đảm bảo mục tiêu, hiệu quả dự án
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt. Phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng. Phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường. Ngay tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.
Công tác của nhà nước
Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Trách nhiệm của chủ đầu tư
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. Bao gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định 32/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực. Theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng
Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng. Phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng. Dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng. Định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư. Chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình. Hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP. Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án. Thì chi phí thuê tư vấn quản lý dự án xác định bằng dự toán. Giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn quản lý dự án theo quy định của pháp luật.
Kết luận
Có thể nói, khi quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư, đơn vị thi công và các bên có liên quan phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Điều này giúp việc quản lý xây dựng trở nên hợp lý. Tránh việc phát sinh các chi phí không cần thiết gây lãng phí.
Các nguyên tắc đầu tư xây dựng nhằm chính là cơ sở để các chủ thể. Khi thực hiện lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh.Cùng kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng. Khi thực hiện hoạt động quản lý đầu tư xây dựng thì việc tuân theo các nguyên tắc. Nhằm giúp cho việc xây dựng, quản lý, điều chỉnh, kiểm soát,… thực hiện chính xác, hiệu quả, ngăn chặn việc tham nhũng, gian lận chi phí đầu tư xây dựng.