Sau gần hai năm hợp tác và điều tra với cơ quan của Indonesia, cuối cùng tôn lạnh của Việt Nam đã được nước này quyết định không áp dụng thuế chống bán phá giá. Đây là quá trình không hề ngắn và đơn giản, nhưng đã có sự phối hợp làm rõ để có kết quả xứng đáng cho mặt hàng này của nước ta. Đây là tin vui lớn cho ngành xuất khẩu tôn lạnh nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh tôn lạnh nói riêng. Có thể nói, quá trình điều tra ròng rã khá mệt mỏi và áp lực khi các doanh nghiệp đã từng đứng trước nguy cơ bị áp thuế lên đến 49,2%. Mặc dù cáo buộc đã không được áp dụng nhưng hoạt động xuất khẩu tôn lạnh vẫn cần nhiều sự cẩn trọng bởi những nguy cơ vẫn còn từ Indonesia.
Tin mừng cho tôn lạnh Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết. Cục Phòng vệ thương mại vừa nhận được thông báo chính thức của Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam. Về việc Chính phủ Indonesia đã quyết định không áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đối với một số sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh). Có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. Như vậy, với quyết định này, mặt hàng tôn lạnh có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu vào Indonesia. Sẽ không phải chịu thuế chống bán phá giá mà theo cáo buộc có thể lên đến 49,2%.
Theo đó, KADI xác định sản phẩm bị điều tra nhập khẩu từ Việt Nam bán phá giá vào thị trường nước này ở mức từ 12,01% – 28,49%. Và gây ra thiệt hại đáng kể cho các ngành sản xuất tôn lạnh nội địa của Indonesia. Do vậy, cơ quan này quyết định áp dụng thuế CBPG ở mức 3,01% – 49,2%. Đối với sản phẩm tôn màu của Việt Nam trong khoảng thời gian là 5 năm.
Vụ việc điều tra chống bán phá giá tôn lạnh
Vụ việc được Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) khởi xướng điều tra từ ngày 26/8/2019. Và hoàn thành điều tra vào tháng 2/2021. Theo số liệu do cơ quan điều tra Indonesia thu thập, trong giai đoạn điều tra. Tổng lượng nhập khẩu mặt hàng tôn lạnh của Indonesia từ Việt Nam vào khoảng 365 nghìn tấn. Tương đương với kim ngạch khoảng 290 triệu USD/năm.
Đây là kết quả tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Sau gần hai năm hợp tác và cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra Indonesia. Trong quá trình Indonesia tiến hành điều tra. Bộ Công Thương đã theo dõi sát diễn biến vụ việc. Và hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Để bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp.
Bộ Công Thương và Cục Phòng vệ thương mại đã ba lần gửi thư tới Bộ Thương mại. Ủy ban Chống bán phá giá và một số cơ quan liên quan của Indonesia đề nghị Indonesia. Xem xét lại một số nội dung trong phương pháp tính toán. Xác định biên độ phá giá chưa phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và thông lệ quốc tế. Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia. Tham dự các phiên điều trần công khai để bày tỏ ý kiến và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết quả tích cực nhưng vẫn cần cẩn trọng
Kết quả có được một lần nữa cho thấy nếu như có sự tham gia của các doanh nghiệp. Và sự đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Công tác xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, Cục Phòng vệ thương mại cũng lưu ý. Các mặt hàng thép vẫn là nhóm mặt hàng có tính chất nhạy cảm. Dễ bị các nước tiến hành điều tra phòng vệ thương mại. Vì vậy, trong thời gian tới, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp liên quan. Theo dõi những diễn biến mới phát sinh tại các thị trường xuất khẩu nói chung. Và thị trường Indonesia nói riêng để có biện pháp xử lý kịp thời.