Đối với nhà cao tầng, do cấu trúc phức tạp hơn nên quá trình sửa chữa nhà sẽ khó khăn hơn so với nhà một tầng. Do đó, giá xây dựng cũng sẽ cao hơn. Cách tính phổ biến để ước tính chi phí trang trí nhà là với mỗi tầng được cải tạo, chi phí trang trí so với nhà 1 tầng sẽ tăng thêm 50%. Ví dụ, 50 triệu đồng sẽ được sử dụng để cải tạo một tòa nhà một tầng, và chi phí cho một tòa nhà hai tầng sẽ là 50 triệu + 50% x 50 triệu = 75 triệu đồng. Tất cả các chi phí chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi gia đình đều có yêu cầu xây dựng khác nhau.
Sau một thời gian sinh sống và sử dụng, bất kỳ ngôi nhà nào cũng cần được sửa chữa, cải tạo để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Có thể bạn cần sửa lại nhà vì một số nơi của ngôi nhà đã xuống cấp, tường mốc, nứt hoặc bạn có thêm thành viên mới cần thêm không gian sống và phải bổ sung thêm phòng ở. Dù vì nguyên nhân gì thì trước khi tiến hành sửa chữa, việc dự trù chi phí sửa chữa bạn cũng nên ưu tiên đầu tiên trong kế hoạch của mình.
Danh mục các loại chi phí sửa nhà, cải tạo nhà
- Chi phí vật liệu xây dựng.
- Chi phí nhân công.
- Chi phí quản lý.
- Chi phí thiết kế.
- Chi phí thi công.
- Chi phí khác.
Hướng dẫn tính toán chi phí sửa nhà tiết kiệm nhất
Đối với nhà cao tầng: 1 phép tính thường được dùng để ước tính chi phí cải tạo nhà là tăng thêm 50% của chi phí cải tạo nhà 1 tầng cho mỗi tầng được cải tạo. Ví dụ: cải tạo nhà 1 tầng hết 50 triệu thì chi phí cải tạo nhà 2 tầng là 50 triệu + 50%x50 triệu = 75 triệu. Tất nhiên, mọi chi phí chỉ mang tính tham khảo do yêu cầu thi công của mỗi gia đình là khác nhau.
Đối với nhà 1 tầng: Với những công trình cơi nới đơn giản chỉ gồm 1 tầng trệt, chi phí trung bình vào khoảng 5 – 10 triệu/m2. Chi phí bao gồm phí thiết kế, thi công, vật liệu và hoàn thiện nội thất. Như vậy, 1 diện tích nhà được mở rộng khoảng 10m2 sẽ không mất quá 100 triệu cho toàn bộ quá trình cải tạo.
Khi sửa chữa, cải tạo nhà cần quan tâm điều gì?
Kiểm tra tình trạng ngôi nhà để tính toán xem nên cải tạo hay sửa chữa nhà. Bạn nên đặt ra và trả lời những câu hỏi như:
- Nền đất có sẵn có an toàn cho việc xây dựng không?
- Việc xây dựng có ảnh hưởng đến hàng xóm không?
- Bạn có muốn phá dỡ tường hay thay đổi toàn bộ hệ thống cửa, cửa sổ không?
- Việc cải tạo có ảnh hưởng đến hệ thống đường ống nước, đường điện không?
Tính toán chi phí sửa nhà: về vấn đề này bạn nên tham khảo ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hoặc trực tiếp liên hệ với đơn vị thi công cải tạo, sửa chữa nhà để được tư vấn trực tiếp. Tiến hành thi công nên thường xuyên theo dõi để đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công.
Những điều cần tránh khi tiến hành sửa nhà
Không nhìn về tương lai
Hầu hết mọi người khi sửa sang lại căn nhà đều sử dụng đồ nội thất một cách tùy hứng. Sửa nhà khi không có ý hướng về tương lai xa hơn. Vì vậy thay vì chỉ sửa ngôi nhà theo xu hướng hiện tại, hãy cố gắng mạo hiểm và tham khảo những ý kiến những người có chuyên môn để đưa ra những ý tưởng tuyệt vời phù hợp với cả hiện tại và tương lai. Khi ấy ngôi nhà bạn sẽ luôn hiện đại và phù hợp trong một thời gian dài.
Đặt tất cả đồ đạc dựa vào tường
Trừ khi căn phòng của bạn chật hẹp hay méo mó. Lúc đó bạn mới tận dụng không gian bằng cách để đồ sát vào vách tường. Còn nếu không gian đủ rộng, gia chủ hãy tạo nên những nhóm đồ vật trong phòng. Điều này tạo cho căn phòng sự ấm áp và hấp dẫn. Nên bố trí sao cho trong căn nhà đẹp của bạn luôn có những lối đi thông suốt. Đừng tạo nên những góc nhà, những lối đi lại nguy hiểm nhiều vật cản, vật chắn. Điều này sẽ rất vướng víu và bất tiện. Một căn nhà có lối đi lại thoải mái khiến cho thiết kế của bạn dễ chịu hơn.
Phô bày quá nhiều đồ trang trí đắt tiền
Các đồ vật đắt tiền hay vật kỷ niệm cá nhân có thể tạo nên những điều thú vị cho căn phòng. Nhưng quá nhiều đồ thì lại khiến ngôi nhà trông bừa bộn, đầy tính phô trương. Bạn không nhất thiết phải bày hết một lúc. Có thể trang trí mỗi lần một vài món đồ nào đó. Sau đó tạo nên những bộ sưu tập thú vị. Điều này sẽ chứng tỏ bạn là một người chủ có phong cách.