Trung Quốc là đất nước sản xuất thép lớn đứng đầu thế giới để cung cấp ra thị trường. Không thể phủ nhận rằng khi nhu cầu thép ở Trung Quốc tăng cao thì đồng nghĩa với việc toàn cầu đang có biến động lớn về giá thép. Thời gian gần đây, khi dịch Covid 19 trên thế giới bắt đầu được kiểm soát tốt và những hoạt động kinh tế được khôi phục trở lại. Giá nguyên vật liệu bắt đầu tăng cao kỷ lục và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong đó có thép. Dự báo mức giá sẽ còn tiếp tục tăng cho đến hết năm 2021 này. Hiện tại, thép HRC của Mỹ đang lên giá rất nhanh và liên tục cao ngất. Hãy tìm hiểu điều đó có ý nghĩa như thế nào với thị trường thép thế giới và dự báo điều gì.
Đà tăng của giá thép HRC Mỹ
Từ tháng 8/2020, giá thép HRC Mỹ đã tăng gần 4 lần so với mức khởi điểm chỉ 440 USD/tấn. Giá thép đang tiếp tục tăng nhanh, lập kỷ lục mới nhờ nhu cầu ở các thị trường chủ lực hồi phục mạnh trong khi nguồn cung khan hiếm. Chi phí nguyên liệu thô tăng và lượng tồn kho trên chuỗi cung ứng đang ở mức thấp. Đặc biệt, giá thép tại Mỹ đang lên rất nhanh do các nguyên nhân sâu xa cả về phía cung và phía cầu. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) Mỹ gần đây đã vượt mốc 1.700 USD/tấn lần đầu tiên. Kể từ khi đợt tăng giá lần này bắt đầu và được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Từ tháng 8/2020, giá thép HRC Mỹ đã tăng gần 4 lần so với mức khởi điểm chỉ 440 USD/tấn. Trong bối cảnh cầu tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với cung như hiện nay. Vẫn còn rất nhiều dư địa tăng giá. Giới phân tích dự báo đà tăng chưa từng có tiền lệ sẽ kéo dài sang quý III. Bởi các yếu tố cung cầu cơ bản sẽ không thay đổi nhiều.
Nhu cầu thép sẽ còn tăng cao trong 2021
Hoạt động sản xuất công nghiệp hồi phục khiến nhu cầu tăng mạnh. Trên khắp các ngành từ ô tô, xây dựng và cơ khí, các nhà máy tưng bừng hoạt động trở lại. Trong đó ô tô và xây dựng là 2 ngành tiêu thụ thép nhiều nhất. Ngoài ra còn có các gói chi tiêu khổng lồ cho cơ sở hạ tầng của cả Mỹ và Trung Quốc. Theo dự đoán của Hiệp hội thép thế giới (WSA). Nhu cầu thép sẽ tăng 5,8% trong năm 2021. Lên 1.874 tấn sau khi giảm 0,2% trong năm ngoái. Riêng tại thị trường Trung Quốc con số là 3%.
Trong khi nhu cầu tăng mạnh, nguồn cung vẫn rất hạn chế. Vì hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Điều này còn kết hợp với lượng thép nhập khẩu vào Mỹ ở mức thấp. Do thuế nhập khẩu cao khiến nguồn cung bị thắt chặt. Giá sắt phế liệu, nguyên liệu đầu vào chính của các lò luyện thép sử dụng lò điện hồ quang, cũng tăng mạnh.
Lực cầu hồi phục mạnh cũng dẫn đến tỉ lệ công suất hiệu dụng (capacity utilization rate) của ngành thép Mỹ tăng lên. Vào cuối tháng 5 tỷ lệ này đã vượt qua ngưỡng quan trọng 80% lần đầu tiên. Kể từ khi đại dịch bắt đầu hoành hành ở Mỹ tháng 3/2020 và cho đến nay vẫn neo ở mức đó.
Giá thép Trung Quốc và thế giới
Ở bên kia Thái Bình Dương, giá thép Trung Quốc cũng tăng mạnh do nhu cầu nội địa. Giá thép thanh kỳ hạn tháng 10, tăng 3,3% lên 5.439 CNY (840,99 USD)/tấn. Thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất. Tăng 3,8% lên 5.768 CNY/tấn. Mức giá đóng cửa cao nhất kể từ ngày 19/5. Giá thép tại Trung Quốc phiên ngày 8/7 tăng lên mức cao. Trong đó cả thép xây dựng và thép cuộn cán nóng đều tăng hơn 3%. Do dự đoán sản lượng thép sẽ bị cắt giảm.
Giá thép tăng trên toàn thế giới giúp lợi nhuận của các công ty thép khởi sắc. Các công ty thép lớn của Mỹ mới đây đồng loạt đưa ra dự báo triển vọng lợi nhuận rất tươi sáng cho quý II/2021. Mặc dù giá nguyên liệu thô cũng tăng vọt. Nhưng đà tăng của giá thép thành phẩm hoàn toàn đủ mạnh để bù đắp.