
Những số liệu thống kê mới nhất từ Reuters cho thấy: bất động sản trên toàn cầu vẫn đang tăng trưởng nóng. Đây chính là một trong số những nguyên nhân khiến cho giá nhà đất toàn cầu sẽ chưa thể hạ nhiệt. Đáng chú ý, một số quốc giá có mức tăng giá kỷ lục thời gian qua. Reuters đã thực hiện cuộc khảo sát với hơn 100 chuyên gia kinh tế uy tín trên toàn cầu. Có đến 60% chuyên gia cho rằng giá nhà đất sẽ tăng cao thời gian tới.
Thậm chí, dự báo từ chuyên gia cho thấy, giá nhà đất trong vài năm tới sẽ chưa thể hạ nhiệt. Nó sẽ giữ mức ổn định trong vài năm tới. Nhất là khi dịch Covid-19 được kiểm soát và lệnh giãn cách xã hội được thu hồi. Điều này giúp cho các nhà đầu tư bất động sản có thể yên tâm trong thời gian tới.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản toàn cầu
Theo cuộc khảo sát mới nhất của Reuters, thị trường bất động sản tại các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ xuất hiện nhiều rủi ro hơn. Giá nhà đất tại một số quốc gia đã tăng cao trong nửa đầu năm 2021. Các chuyên gia tin rằng giá nhà đất sẽ còn tiếp tục tăng lên. Khi lãi suất thế chấp đang được giữ ở mức thấp. Kết hợp với nhiều yếu tố khác như nguồn cung thấp, nhu cầu tăng cao. Và các lệnh giãn cách đang dần được gỡ bỏ.
Sự bùng nổ của thị trường bất động sản toàn cầu đi kèm với sự phục hồi của thị trường chứng khoán. Điều này cho thấy những biện pháp phục hồi kinh tế của chính phủ các nước trên thế giới đã đem lại hiệu quả. Kết quả cuộc khảo sát mới nhất của Reuter với hơn 100 chuyên gia kinh tế về các thị trường bất động sản lớn trên thế giới. Như Mỹ, Anh, Canada, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Dubai,…cho thấy niềm tin về sự tăng trưởng trong năm 2021. “Niềm tin của khách hàng với lĩnh vực bất động sản đã quay trở lại. Việc thiếu hụt nguồn cung đã gây ra áp lực tăng giá trong ngắn hạn”. Andrew Harvey, chuyên gia kinh tế tại trang Nationwide cho biết.
Nhận định từ chuyên gia về giá nhà đất thời gian tới
Gần 60% các chuyên gia khi được hỏi đều khẳng định rằng giá nhà đất tăng cao. Đây sẽ là rủi ro lớn nhất với các nhà đầu tư trong nửa cuối năm nay. Bên cạnh đó, họ tin rằng giá cả sẽ được giữ ở mức ổn định hơn trong vài năm tới. Khi mọi thứ quay trở lại đúng quỹ đạo như thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Mặc dù nhu cầu đối với thị trường nhà ở tăng cao. Nhưng một vài phân khúc cốt lõi khác trên thị trường bất động sản lại không có được điều tương tư.
Những chuyên gia bất động sản của Reuters không đặt quá nhiều kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường cho thuê văn phòng. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đã khiến niềm tin của các nhà đầu tư lung lay. “Hình thức làm việc từ xa đã thực sự cho thấy hiệu quả trong suốt năm 2020. Ngay cả khi đại dịch được kiểm soát. Tỷ lệ trống của các khu văn phòng vẫn sẽ tăng lên trong vòng 5 năm tới”. Matthew Pointon, chuyên gia phân tích của Reuters dự đoán.
Giá nhà tại Úc và Canada được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức hai con số trong năm nay. Trong khi đó, giá nhà tại Dubai cũng được dự đoán sẽ có lần đầu tiên tăng lên sau 6 năm. Sự bùng nổ của thị trường nhà ở tại Anh được thúc đẩy. Bởi các chính sách hỗ trợ của chính phủ nước này. Cuối cùng, Mỹ có thể là khu vực chứng kiến giá nhà đất tăng cao nhất thế giới trong năm 2021. Vì nhiều yếu tố khác nhau.
Duy nhất Ấn Độ đi ngược lại xu hướng giá nhà đất thế giới
Trái lại, triển vọng phát triển của thị trường nhà ở Ấn Độ lại đi ngược với xu hướng toàn cầu. Giá nhà ở tại Ấn Độ được dự báo sẽ trì trệ trong năm nay. Do ảnh hưởng từ đợt bùng phát thứ hai của đại dịch Covid-19. Điều này đã đánh sập các ưu đãi về thuế mà chính phủ nước này đã ban hành trước đó. Trong một tháng trở lại đây, Ấn Độ là một trong ba quốc gia có số ca tử vong do nhiễm Covid-19 nhiều nhất trên thế giới, theo Reuters.
Chính phủ Ấn Độ còn ít dư địa cho các biện pháp tài chính. Khi đã tung ra một khoản vay gần kỷ lục đến 12.100 tỷ rupee (tương đương 162 tỷ USD) trong năm nay để thúc đẩy chi tiêu trong nền kinh tế. Về phần mình, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cũng đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục vào năm ngoái.
Ấn Độ cũng có thể phải phát hành trái phiếu nhiều hơn để huy động tiền nhằm đối phó với làn sóng dịch bệnh lần thứ hai. Tuy nhiên, theo chuyên gia B. Prasanna – người đứng đầu thị trường toàn cầu, kinh doanh, bán hàng và nghiên cứu tại ICICI Bank. Những lo ngại về tăng trưởng xuất hiện khi đợt dịch mới bùng lên, cộng với lạm phát có thể vẫn tiếp tục duy trì. Nó sẽ khiến lợi suất trái phiếu sẽ khó giảm. Bất chấp những nỗ lực của RBI.