Có thể bạn cũng giống như tôi, chúng ta đang ở trong giai đoạn thực sự khó khăn khi nhiều doanh nghiệp đang phải cắt giảm nhân sự sau khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp thời gian qua đã phải đóng cửa, thậm chí phá sản. Điều này có thể khiến bạn rất khó xác định xem liệu công việc của bạn có ‘an toàn’ hay không, hay nếu bạn may mắn và đã có công việc trở lại, bạn sẽ cảm thấy bồn chồn.
Đối với một số người, những mất việc này sẽ là vĩnh viễn. Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Chính sách Kinh tế Hoa Kỳ, khoảng 11% người Mỹ mất việc làm vì đại dịch Covid-19. Với rất nhiều bất ổn ngoài kia, đây có thể là thời điểm tốt để suy nghĩ về tương lai của bạn. Bạn hãy cùng xem những dự đoán về tỷ lệ thất nghiệp trên toàn cầu trong thời gian tới sẽ tồi tệ như thế nào nhé!
Tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn tăng
Các nước phát triển đang phải đối diện với tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết có đến 22 triệu việc làm đã bị mất đi tại các nền kinh tế phát triển do tác động từ COVID-19. Theo đó, tính đến tháng 5/2021, tỷ lệ thất nghiệp của các nước thuộc khối OECD giảm xuống còn 6,6%; nhưng vẫn cao hơn mức trước đại dịch 1%. Trong số 22 triệu người mất việc, 8 triệu người thất nghiệp và 14 triệu người được coi là rời khỏi thị trường lao động.
Theo OECD, các gói cứu trợ kinh tế đã cứu được 21 triệu việc làm. Tuy nhiên các nước phát triển sẽ phải đối mặt với tỷ thất nghiệp dài hạn gia tăng. Do những lao động trình độ thấp gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm mới. “Nhiều công việc đã bị mất trong cuộc khủng hoảng đại dịch này sẽ không được phục hồi”. Stephane Carcillo, người đứng đầu bộ phận việc làm và thu nhập của OECD cho biết. OECD dự báo việc làm tổng thể ở các nước thành viên sẽ không trở lại bình thường cho đến quý III/2023. Tuy nhiên, các quốc gia riêng lẻ – chẳng hạn như các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương; đã chứng tỏ khả năng xử lý khủng hoảng tốt hơn, có thể cải thiện nhanh hơn.
Phụ nữ và lao động trình độ thấp chịu ảnh hưởng nặng nề
Đáng chú ý, OECD nhấn mạnh phụ nữ và lao động có trình độ thấp là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong tình trang thiếu việc làm. Báo cáo của OECD cũng cho thấy những lao động trẻ tuổi bị tác động tiêu cực nhiều hơn so với người trưởng thành đang làm việc. Trong đó những lao động trẻ ở Canada, Mỹ, Mexico và Tây Ban Nha bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
“Những “vết sẹo” có thể cảm nhận được trong một thời gian dài; với những người trẻ tuổi về tiền lương và thu nhập”, ông Stephane Carcillo nói. OECD nói rằng phải mất 1 thập kỷ để việc làm của thanh niên trở lại mức bình thường; sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Nhằm tránh hậu quả tương tự, vị chuyên gia cho rằng cần có những biện pháp lớn hơn; để đầu tư vào những người trẻ. “Chúng ta nên làm tốt hơn lần này. Chúng ta không thể để những người trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như vậy”, Stefano Scarpetta khẳng định.
Trên đây là những tin tức mới nhất về thị trường kinh tế toàn cầu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở những bản tin tiếp theo.