Tin tức bất động sản tuần qua đánh dấu nhiều sự kiện nóng bỏng của thị trường bất động sản Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư ở TP.HCM và Bình Dương vội vã bán căn hộ với giá thấp do chịu quá nhiều áp lực thanh toán. Cơn sốt đất nền tại vùng ven Thủ đô vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Mức tăng đã tiến đến mức 10-20% so với trước Tết. Trong khi đó, các nhà môi giới bất động sản vẫn đang lao đao trong mùa dịch COVID-19. Không ít người phải cắn răng chia sẻ lên tới 2 phần 3 hoa hồng. Nhằm tìm được khách hàng.
Ở phía vùng cao Tây Nguyên, thị trường bất động sản ở đây đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Bằng chứng là ngày càng nhiều ông lớn đổ bộ về đây. Nhất là các tên tuổi về địa ốc. Điều này đã giúp BĐS Tây Nguyên có bước chuyển mình rõ rệt so với những năm qua. Một số thông tin quy hoạch cũng được quan tâm. Như điều chỉnh quy hoạch cho 2 tiến độ đang còn chậm tại Mê Linh, Hà Nội. Trong khi đó, TP.HCM phân bổ hàng nghìn căn hộ và đất nền để tái định cư.
Tổng hợp một số tin tức thị trường bất động sản được quan tâm nhất tuần qua
Áp lực thanh toán lớn, nhà đầu tư căn hộ vội vã “bán lúa non”. Chia sẻ với chúng tôi. Nhiều sàn môi giới căn hộ trên địa bàn TP.HCM và Bình Dương cho hay. Có nhiều lý do khiến chủ nhà phải bán cắt lỗ căn hộ. Nhưng nhiều nhất vẫn là không đủ tài chính để tiếp tục duy trì thanh toán cho chủ đầu tư. Rất nhiều dự án đang bước vào giai đoạn chuẩn bị bàn giao. Đang được chủ nhà rao bán lại với giá gốc. Không thiếu người mua vì thiếu tiền. Không nộp đủ thì không được nhận nhà. Nếu trì hoãn kéo dài thanh toán còn phải nhận thêm mức phạt khá nặng. Nhiều người kẹt tiền hoặc không muốn vay ngân hàng sẽ phải chấp nhận bán hòa vốn. Thậm chí chịu lỗ.
Đất dịch vụ vùng ven trầm lắng giao dịch. Theo khảo sát của chúng tôi, trong cơn sốt đất nền đầu năm. Đất dịch vụ vùng ven Hà Nội cũng theo đà tăng giá với mức tăng dao động 10-20% so với mức giá trước Tết. Những lô đất dịch vụ có khoảng giá 50-60 triệu đồng/m2 đổ xuống ghi nhận mức tăng mạnh nhất. Tuy nhiên, khi cơn sốt đi qua. Giá đất dịch vụ ở các khu vực trên ghi nhận mức giảm tương đương với mức tăng ở thời điểm sốt là 10-20%. Quay về mức giá phổ biến chào bán của thời điểm đầu năm 2021. Kế đó, những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 khiến giao dịch của thị trường vô cùng trầm lắng.
Thị trường BĐS Tây Nguyên đang sôi động
Bất động sản Tây Nguyên có cuộc chuyển mình mạnh mẽ: Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi chứng kiến cuộc đổ bộ của các ông lớn địa ốc. Bất động sản Tây Nguyên giản đơn với các dự án phân lô bán nền. Thị trường phát triển lành mạnh. Không ghi nhận các hiện tượng tăng giá đột biến theo hướng sốt ảo tại các dự án này. Tuy nhiên từ năm 2020. Sự đổ bộ của hàng loạt ông lớn địa ốc với các sản phẩm đa dạng đã giúp bất động sản Tây Nguyên chuyển mình. Trở thành điểm đầu tư thu hút những người thích khai phá các vùng đất mới.
Lao đao mùa dịch
Môi giới đua nhau “cắt máu” thời dịch. Dịch bệnh kéo dài trong hơn 1 năm qua khiến bất động sản chịu ảnh hưởng nặng nề. Những người làm môi giới bất động sản cũng lao đao vì đại dịch. Trao đổi với chúng tôi, nhiều môi giới cho biết không ít đồng nghiệp của họ. Sẵn sằng “cắt máu” 2/3 hoa hồng của căn hộ để có khách. Đảm bảo doanh số.
Những tin tức bất động sản về vấn đề quy hoạch, dự án mới
Điều chỉnh quy hoạch 2 dự án chậm tiến độ tại Mê Linh, Hà Nội: Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khu nhà ở cao cấp Ba Đình và đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu nhà ở Hoàng Vân vừa được Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND các huyện Mê Linh, Đông Anh tổ chức công bố và bàn giao. Chủ đầu tư các dự án được yêu cầu bố trí nguồn lực và thực hiện dự án theo đúng tiến độ.
5 địa điểm mua nhà không được đăng ký thường trú, tạm trú: Từ ngày 1/7/2021, nếu mua nhà ở tại 5 địa điểm được nêu tại Điều 23 Luật Cư trú 2020, người dân sẽ không được đăng ký thường trú. Từ ngày 1/7/2021, nếu mua nhà ở tại 5 địa điểm được nêu tại Điều 23 Luật Cư trú 2020, người dân sẽ không được đăng ký thường trú, tạm trú mới.
Quy hoạch tại TP.HCM
TP.HCM kiến nghị thêm quy hoạch KCN 668ha thay thế 3 KCN “treo”: Theo tờ trình mà UBND TP.HCM vừa gửi Thủ tướng Chính phủ thì khu công nghiệp (KCN) Phạm Văn Hai diện tích 668 ha sẽ được bổ sung vào quy hoạch, thay thế cho 3 KCN đã “treo” nhiều năm nay gồm Bàu Đưng, Phước Hiệp (Củ Chi) và Xuân Thới Thượng (Hóc Môn). TP.HCM phân bổ 2.396 căn hộ và 1.030 nền đất phục vụ tái định cư: Nhằm phục vụ tái định cư cho các dự án chỉnh trang đô thị, công ích trên địa bàn, mới đây, ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã ký quyết định phân bổ quỹ nhà ở, đất ở thuộc sở hữu Nhà nước gồm 2.396 căn hộ và 1.030 nền đất cho TP. Thủ Đức và 21 quận huyện sử dụng.