Trong những tháng qua, việc thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao đã gây không ít khó khăn cho người nuôi heo nói riêng và những gia xúc khác nói chung. Đối mặt với tình trạng đó nếu không tính toán kỹ lưỡng người dân hoàn toàn có thể thua lỗ và khó lòng tiếp tục. Không chỉ vậy, giờ đây những hộ chăn nuôi còn gặp khó khăn lớn hơn nữa về nguồn tiêu thụ. Do ảnh hưởng của dịch Covid 19 mà hoạt động buôn bán của thương lái bị ảnh hưởng, việc thu mua thịt heo trở nên khó khăn. Vì quá bần cùng và không thể làm gì khác nên nhiều hộ đã phải chịu mức ép giá xuống thấp kỉ lục để bán ra. Không chỉ khiến người dân khốn đốn mà nó có thể dẫn đến thiếu nguồn cung thịt heo sắp tới.
Khó khăn của người chăn nuôi heo khi giá giảm
Giá thịt heo bán ra tại Đồng Nai những ngày qua có lúc xuống dưới 50.000 đồng/kg. Trong khi thức ăn chăn nuôi vẫn đang ở mức cao. Giá bán sản phẩm thấp mà vẫn không có đầu ra. Khiến người chăn nuôi tạm dừng tăng đàn, tái đàn, thậm chí nhiều hộ phải nghỉ hẳn. Mỗi ngày/đêm, Đồng Nai cung cấp khoảng 3.000-4.000 con heo hơi cho thị trường TP.HCM. Trong đó, phần lớn được tiêu thụ tại đầu mối chợ Hóc Môn. Do dịch bệnh chợ này đã ngừng hoạt động từ 0h ngày 28/6 đến hết ngày 15/7. Nên lượng heo hơi về đây đã giảm rất mạnh.
Theo tính toán của anh Lê Đoàn Văn Tiến, vừa là hộ chăn nuôi heo với quy mô 300 con vừa là đại lý thức ăn gia súc ở xã Quảng Sơn Các nông hộ hoặc trang trại chăn nuôi nhỏ không chủ động được con giống thì giá thành chăn nuôi heo như hiện nay tính ra người chăn nuôi vẫn có lãi. Tuy nhiên, nếu mức hao hụt cao hơn 5%. Và giá heo tiếp tục giảm theo đà hiện nay thì nguy cơ huề vốn hoặc thua lỗ.
Dịch Covid 19 làm ảnh hưởng tiêu thụ thịt heo
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết. Dịch Covid-19 bùng phát hàng trăm chợ đầu mối, chợ truyền thống phải đóng cửa. Kể cả các chợ địa phương cũng đóng cửa. Vì vậy, việc tiêu thụ hàng hóa vô cùng khó khăn. Nơi đang cần tiêu thụ thì giá quá tốt còn nơi sản xuất ra thì giá quá xấu. Vì không có người thu mua.
Hiện nay, ở tỉnh Đồng Nai chỉ có quốc lộ là thông suốt còn lại tất cả các con đường liên xã đều có chốt kiểm soát dịch. Tại huyện Thống Nhất – huyện có số hộ chăn nuôi heo lớn nhất tỉnh Đồng Nai đã có 5 xã đóng cửa. Các đường lớn, đường nhỏ liên xã đều đóng. Các khu dân cư bị cách ly nên thương lái không vào được.
Vào khoảng cuối tháng 6, thức ăn chăn nuôi lại có một đợt tăng giá và đây là lần tăng thứ 8. Bây giờ những người chăn nuôi nhỏ lẻ không bán được heo. Nên họ không có tiền mua thức ăn chăn nuôi cho đàn heo trong chuồng. Trong khi đó, các cửa hàng không chịu bán ghi nợ. Còn các thương lái có liên quan đến các chợ đầu mối hiện nay.
Giá thịt heo giảm mạnh do vấn đề tiêu thụ mùa dịch
Vì lo ngại lây lan Sars CoV 2 tại các chợ nên bây giờ không có người đi thu mua. Nếu thương lái nào đủ điều kiện về phòng chống dịch lọt vào được thì mua giá nào bà con cũng phải bán, vì họ đang rất cần tiền.
“Mặc dù đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, địa phương vẫn cho tài xế vào với điều kiện phải có giấy xét nghiệm âm tính Sars CoV 2. Cách đây 1 tuần, giá heo hơi đã xuống dưới 60.000 đ/kg. Và hiện có những chỗ giá heo hơi chỉ có 50.000 đ/kg. Dù vậy, bà con cũng phải ‘ngậm đắng nuốt cay” bán ra dưới 50.000 đ/kg. Bởi do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và mọi thứ đang ngưng trệ. Vì cần tiền người dân cũng đành chịu vậy thôi”, ông Đoán chia sẻ.
Ông Đoán cho biết thêm, khó khăn nhất là vấn đề tiêu thụ. Do đa số chợ đầu mối vẫn đóng cửa nên không có đầu ra. Hiện nay, tổng đàn heo khoảng 2,4 triệu con. Chăn nuôi trang trại chiếm hơn 90% tổng đàn với 1.297 trại. Chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm gần 10% tổng đàn, với khoảng 7.700 nông hộ.
Lo thiếu nguồn do chăn nuôi heo bị ảnh hưởng
Theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, giá heo hơi có thể phục hồi trở lại trong quý III/2021. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ tăng. Tháng 6/2021, do việc tái đàn ở các địa phương diễn ra thuận lợi nhưng thận trọng.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát khiến các hoạt động ăn uống, du lịch, vui chơi, giải trí bị giới hạn, giá lợn hơi trong nước có xu hướng giảm do thị trường tiêu thụ chậm. Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nên đẩy giá thức ăn chăn nuôi lên cao. Mặc dù khó khăn này chỉ là tạm thời. Nhưng làm ảnh hưởng tới quá trình chăn nuôi, làm chậm lại nỗ lực khôi phục đàn của các địa phương.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, việc người chăn nuôi thận trọng trong việc tái đàn có thể giúp thị trường trở cân bằng ở thời điểm hiện tại. Giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn vấn đề. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung vào thời gian tới.