Các bước thi công ép cọc công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị. Điều gì làm nên chất lượng của một công trình hoàn thiện? Đó là hồ sơ thiết kế chi tiết, máy móc hiện đại hay vật liệu xây dựng, nội ngoại thất đắt tiền… Tất cả đều đúng, nhưng theo chúng tôi điều quan trọng nhất của chủ đầu tư vẫn là tìm được một công việc phù hợp. Thay vì ôm đồm tất cả các công việc trên, tại sao chủ đầu tư không lựa chọn cho mình một đơn vị thi công uy tín với dịch vụ thi công chuyên nghiệp, mọi vấn đề sẽ được giải quyết một cách ổn thoả.
Nhưng bạn lại đang tò mò về nội dung xoay quanh việc xây dựng. Đừng lo lắng vì trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ xây dựng cần những gì, các giai đoạn khác nhau của một công trình xây dựng.
Móng cọc
Móng cọc bao gồm đài móng và cọc, có nhiệm vụ chính là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu và xung quanh nó. Khi thi công, người ta sẽ đóng, hạ những cây cọc xuống tầng đất sâu để làm tăng khả năng chịu tải cho móng. Trước đây, ở nước ta, cọc tre và cọc cừ tràm được sử dụng khá phổ biến như một biện pháp gia cố nền đất dưới công trình. Ngày nay, cọc bê tông cốt thép được ưa chuộng hơn nhờ khả năng chịu tải trọng lớn và bền vững.
Ưu điểm nổi trội của móng cọc
Móng cọc là loại móng sâu, chịu tải tốt và bền chắc, có thể dễ dàng nâng tầng nếu tính đủ tải trọng cho quy mô xây dựng sau này. Thời gian ép cọc khá nhanh, thường chỉ trong ngày đối với nhà phố có số lượng tim cọc ít và thi công nhanh hơn móng băng.
Nhược điểm của móng cọc là gì?
Loại móng này chỉ sử dụng cho nhà phố có hẻm vào rộng hơn 4m vì máy ép cọc rất nặng và cồng kềnh, khó di chuyển. Móng cọc chỉ thích hợp với nền đất yếu vì đất cứng không thể ép cọc. Ngoài ra, thi công ép cọc sẽ gây ảnh hưởng đến nhà kế bên do tác động trực tiếp vào nền đất.
Quy trình thi công ép cọc bê tông nhà phố chuẩn kỹ thuật
- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng: Đầu tiên, nhà thầu sẽ tháo dỡ nhà cũ. Dọn xà bần và chuẩn bị bề mặt thi công. Cần bố trí mặt bằng bằng phẳng trước khi thi công ép cọc để quá trình di chuyển máy ép được dễ dàng. Công đoạn này bao gồm cả việc chuẩn bị mặt bằng. Để thi công và vị trí tập kết cọc, vị trí nghỉ của tổ thợ ép cọc. Khảo sát về trắc địa công trình cũng là công đoạn cần thiết trước khi thi công ép cọc.
- Bước 2: Tập kết máy móc, vật liệu: Vận chuyển máy ép cọc, tập kết vật tư cần thiết và cọc bê tông tại công trình. Nhà phố hiện nay sử dụng chủ yếu là cọc vuông bê tông cốt thép 250 x 250mm, chiều dài cọc là 7m. Khi máy móc, vật liệu đã sẵn sàng, tổ thi công sẽ đưa cọc vào giàn ép để tiến hành ép cọc xuống nền đất. Mỗi tim cọc có thể có nhiều cọc ép chồng lên nhau đến khi đủ tải trọng. Khi đồng hồ báo đủ tải trọng, tổ thi công sẽ dừng ép cọc.
- Bước 3: Tiến hành ép cọc.
Các bước chuẩn bị mặt bị mặt bằng thi công ép cọc bê tông
Thi công ép cọc bê là hạng mục cần thi công đầu tiên của một dự án. Vì vậy, các nhà thầu và đơn vị thi công cần chuẩn bị thật kỹ. Để tránh các sai sót gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án. Bước đầu tiên trong quy trình thi công ép cọc bê tông. Chính là chuẩn bị mặt bằng thi công ép cọc. Các bước chuẩn bị cơ bản bao gồm:
- Chuẩn bị đường công vụ và mặt bằng bằng phẳng. Giúp quá trình di chuyển máy ép được dễ dàng trước khi tập kết cọc. Và chuẩn bị máy ép vào mặt bằng thi công
- Bố trí mặt bằng bao gồm bãi tập kết cọc và tạo mặt bằng thuận lợi cho quá trình máy ép cọc di chuyển thuận lợi. Và thi công ép cọc, lán trại tạm hay vị trí nghỉ của tổ thợ ép cọc.
- Đơn vị thi công tiến hành đào cốt nền tới cao độ đáy đài móng. Để có mặt bằng thuận lợi cho công tác ép cọc bê tông. Sau đó đổ cát san mặt bằng tạo độ phẳng nhất định cho việc di chuyển máy.
- Tại vị trí chênh lệch cao độ giữa cốt mới đào và cốt đường tự nhiên. Đơn vị thi công cần đổ dày lớp cát tạo độ dốc để chuyển máy và cọc xuống mặt bằng.
Các bước thi công ép cọc bê tông cơ bản
- Liên kết chắc chắn thiết bị ép với hệ thống neo. Hoặc hệ thống dầm chất đối trọng, kiểm tra cọc lần nữa.
- Dùng cần trục cẩu cọc đưa vào vị trí ép.
- Trước tiên ép đoạn mũi cọc, đoạn mũi cọc được định vị chính xác về độ thẳng đứng và vị trí. Những giây đầu tiên áp lực dầu nên tăng chậm và đều. Tốc độ không nên vượt quá 1cm/sec.
- Khi ép xong đoạn mũi, tiến hành nối đoạn giữa, mối nối cọc thực hiện bằng hàn trước và sau.
- Khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc. Phải đảm bảo hai đoạn nối phải trùng trục với nhau. Khi đã chỉnh và nối xong thì ép cho áp lực 3-4 kg/cm2.
- Thời điểm đầu tốc độ xuống cọc không nên quá 1cm/sec. Sau đó tăng dần nhưng không nên nhanh hơn 2cm/sec.
Lưu ý: Thi công móng cọc nằm trong gói xây nhà phần thô cơ bản. Nhưng chi phí ép cọc sẽ được tính riêng. Trước khi xây nhà, chủ đầu tư cần dự trù thêm khoản chi phí này. Bao gồm cả vật tư và nhân công. Thông thường, chi phí ép cọc dao động từ 40-150 triệu tùy độ sâu cọc và số lượng tim cọc.